Phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những bước quan trọng đầu tiên và không thể thiếu trong bất kì chiến lược kinh doanh nào. Việc phân tích đối thủ sẽ giúp cho bạn biết được những ai đang cùng kinh doanh sản phẩm giống như bạn trên thị trường, họ đang kinh doanh sản phẩm đó như thế nào để tiếp cận đến khách hàng, những chiến lược nào của họ sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Hiểu được những điều đó sẽ giúp bạn đưa ra được những chiến lược phát triển một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Từ đó giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể đứng vững trên thị trường và mang lại nhiều giá trị cũng như doanh thu.
Hiện nay, kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, đặc biệt là Tiktok Shop đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ cùng ngành, từ đó việc phân tích đổi thủ ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu hơn bao giờ hết. Việc phân tích đối thủ hiệu quả sẽ quyết định trực tiếp đến sự phát triển cũng như tồn tại của bạn trên thị trường.
Tuy nhiên, bạn chưa biết cách phân tích đối thủ như thế nào cho hiệu quả. Đừng lo lắng. bài viết sau đây ATOSA sẽ hướng dẫn bạn phân tích đối thủ trên Shopee một cách chi tiết nhất. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc kinh doanh của mình.
Phân tích đối thủ Shopee bằng phần mềm Atosa
Atosa là hệ sinh thái giải pháp Marketing cho nhà bán hàng trên sàn TMĐT, phục vụ trọn vẹn cả 1 mô hình kinh doanh online từ R&D sản phẩm, research thị trường – đối thủ, cho đến tìm insight – build sản phẩm, chạy ads – tối ưu ads, kho vận, đánh đa nền tảng đến hệ thống quản trị vận hành. Phần mềm hỗ trợ quảng cáo Shopee của Atosa sẽ giúp bạn phân tích đối thủ một cách hiệu quả nhất từ doanh thu, số lượng hàng bán trong tháng…
Sau đây, chúng ta hãy bắt đầu ngay với tính năng phân tích đối thủ Shopee của Atosa.
————————-
l/ Liệt kê và phân loại đối thủ cạnh tranh
Bước đầu tiên, trong quá trình phân tích đối thủ Shopee, bạn phải biết được đối thủ mình là ai? Shop nào đang kinh doanh những sản giống bạn.
1. Phân tích đối thủ Shopee bằng cách thủ công
Bạn có thể tìm theo cách thủ công bằng việc truy cập vào Shopee và tìm kiếm những Shop đang bán sản phẩm giống bạn
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh sản phẩm “áo thun nam”.
- Bước 1: Hãy mở Shopee và nhập từ khóa “Áo thun nam” vào ô tìm kiếm. Shopee sẽ hiển thị những sản phẩm áo thun trên trang kết quả. (1)
- Bước 2: Bạn tìm và chọn những sản phẩm có số lượng bán nhiều nhất. Sau đó liệt kê những Shop đang bán hiệu quả ra trang tính. (2)
Phân tích đối thủ Shopee
Tuy nhiên phương pháp này sẽ làm mất rất nhiều thời gian của bạn.
Phần mềm quảng cáo Shopee Atosa sẽ giúp các bạn đơn giản hóa công việc này bằng công cụ Phân tích thị trường Shopee
2. Phân tích đối thủ Shopee bằng phần mềm Atosa
Để sử dụng chức năng Phân tích thị trường, shop truy cập vào địa chỉ sau: https://app.atosa.asia/analysis để đăng ký dùng thử miễn phí
- Bước 1: Tại mục “Công cụ Atosa” chọn vào “Khảo sát thị trường” (1)
- Bước 2: Nhập từ khóa sản phẩm bạn đang kinh doanh vào ô tìm kiếm (2). Hoặc bạn cũng có thể chọn vào phần danh mục (2)
- Bước 3: Hệ thống sẽ lọc ra các sản phẩm đang bán chạy nhất cùng với đó là các Shop đối thủ tương ứng (3)
Tính năng khảo sát thị trường Shopee của Atosa
- Bước 4: Sau khi đã có danh sách Shop đối thủ. Tiếp theo bạn chọn vào mục “Công cụ Atosa” —> “Phân tích đối thủ”
Tính năng phân tích đối thủ Shopee của Atosa
- Bước 5: Sau khi đã có danh sách đối thủ. Bạn copy link shop đối thủ và Paste vào thanh phân tích đối thủ.
Như vậy bạn đã hoàn thành bước đầu tiên trong việc phân tích đối thủ Shopee, chúng ta hãy chuyển sang giai đoạn tiếp theo đó chính là nghiên cứu đối thủ
————————-
ll/ Nghiên cứu đối thủ
Chúng ta hãy tiếp tục nghiên cứu đối thủ bằng phần mềm quảng cáo Shopee Atosa
Sau khi đã có danh sách link Shop đối thủ, bạn hãy Paste link Shop đối thủ đó vào “Thanh tìm kiếm“, sau đó chọn vào “Phân tích“.
Hệ thống của Atosa sẽ phân tích chi tiết các sản phẩm đang bán của Shop đó với những thông tin như:
- Phân tích sản phẩm shopeee đối thủ
- Phân tích giá sản phẩm, Chương trình giảm giá (%)
- Số lượng bán tổng hợp từ đầu
- Số lượng bán trong tháng
- Lượt xem tổng hợp từ đầu
- Số lượng tồn kho
- Ngày đăng
- Đã đăng được bao nhiêu ngày
- Xem doanh thu Shopee đối thủ
- Số lượt tương tác như Comment, Like, Share
Với những thông tin như vậy, bạn có thể đánh giá được thị trường, các sản phẩm của bạn có thể phát triển hay không, bán với mức giá như thế nào cùng với đó là mức giảm giá bao nhiêu? Từ đó đưa ra những chiến lược phát triển hiệu quả.
Phân tích đối thủ Shopee hiệu quả với Atosa
————————-
III/ Lưu & Xuất dữ liệu
Cuối cùng bạn có thể lưu lại thông tin phân tích bằng cách chọn “Lưu tệp” hoặc “Tải file excel” để có thể tổng hợp lại một cách dễ dàng.
Lưu và xuất báo cáo
Video phân tích đối thủ Shopee cùng Atosa
Video phân tích đối thủ Shopee bằng Atosa
Các bạn có thể xem video cập nhật chi tiết mới nhất 2024 tại đây.
————————-
Atosa Shopee Ads – Phần mềm quảng cáo Shopee An toàn nhất, tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất Hơn 30.000 khách hàng tin tưởng và sử dụng
————————-
6 Bước phân tích đối thủ cạnh tranh trên Shopee chi tiết nhất
Bước 1: Liệt kê và phân loại đối thủ cạnh tranh
Có rất nhiều người bán sản phẩm giống bạn, tuy nhiên bạn không nên tìm kiếm và phân tích tất cả, điều đó sẽ khiến bạn tốn rất nhiều thời gian và thậm chí là không hiệu quả. Hãy tập chung vào một số đối thủ cạnh tranh chính.
Có 3 loại đối thủ cạnh tranh như sau:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ bán các sản phẩm tương tự như bạn trong cùng một thị trường. Ví dụ: bạn bán sản phẩm áo thun tại Hà Nội. Thì đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn là những shop áo thun khác tại Hà Nội.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là những đối thủ cùng ngành hàng với bạn nhưng cung cấp các sản phẩm thay thế khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề. Ví dụ: bạn bán quần áo thể thao và đối thủ của bạn là các shop kinh doanh phụ kiện thể thao. Cùng một danh mục thời trang thể thao giải quyết cùng một vấn đề nhưng với các sản phẩm khác nhau.
Đối thủ cạnh tranh thay thế: Là những đối thủ cung cấp các sản phẩm thay thế cho sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp. Ví dụ bạn kinh doanh sản phẩm sữa đậu nành thì sẽ có những đối thủ với những sản phẩm sữa bò, sữa ngô,…
Bước 2: Phân tích các chiến thuật bán hàng của đối thủ cạnh tranh
Sau khi tìm ra là chọn lọc được các đối thủ cạnh tranh thì bước tiếp theo bạn sẽ phải tìm hiểu sâu và phân tích các chiến thuật bán hàng của họ
- Đối thủ của bạn đang sử dụng nền tảng bán hàng nào? (Ngoài Shopee thì còn nền tảng nào nữa không)
- Đối thủ của bạn tạo dựng niềm tin với khách hàng như thế nào (Dựa vào các chỉ số đánh giá, feed back về sản phẩm, tỷ lệ phản hồi chat…)
- Lý do khách hàng mua sản phẩm họ? (Sản phẩm đẹp, chất lượng, giao hàng nhanh…)
- Doanh thu của đối thủ là bao nhiều? (Những chỉ số này đều được phân tích bởi phần mềm Shopee – Atosa)
- Họ có các chương trình khuyến mãi nào?
- Những lợi thế đem lại là gì?
- Làm thế nào để biến những điểm bất lợi thành tiềm năng?
Sau khi trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả
Bước 3: Phân tích giá và tần suất thay đổi giá
Giá là một yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi mua của khách hàng. Chính vì vậy mà ở mục phân tích giá, bạn phải xem xét thật kỹ lưỡng giữa mức giá của bạn so với đối thủ đồng thời vẫn phải đảm bảo doanh thu và lợi nhuận. Bạn có thể xem giá của từng sản phẩm mà các đối thủ của bạn đang bán thông qua phần mềm tối ưu quảng cáo Shopee của Atosa. TẠI ĐÂY
Bước 4: Phân tích cách đối thủ tối ưu gian hàng
Việc tối ưu gian hàng, trang trí Shopee cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hành vi mua của khách hàng
Hãy phân tích xem đối thủ cạnh tranh của bạn đang tối ưu hóa gian hàng Shopee cũng như danh sách sản phẩm như thế nào?
- Những bức ảnh có rõ nét và đẹp không?
- Title sản phẩm có chứa từ khóa không?
Nếu bạn chưa biết cách tìm kiếm từ khóa ra đơn nhanh thì hãy tham khảo tính năng phân tích từ khóa Shopee của Atosa TẠI ĐÂY
Phân tích từ khóa Shopee cùng Atosa
Bước 5: Phân tích doanh thu cũng như lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh trên shopee
Việc phân tích doanh thu và lợi nhuận của đối thủ sẽ giúp cho bạn thấy sự tiềm năng và hiệu quả mà hàng hóa bạn sẽ kinh doanh.
Bước 6: Phân tích cách đối thủ sử dụng chiết khấu và mã giảm giá
Khuyến mại – Giảm giá là hoạt động trực tiếp kích thích nhu cầu mua sắm. Đừng bỏ qua yếu tố này.
Phân tích đối thủ có các chương trình khuyến mãi như thế nào sẽ giúp bạn có một chiến lược khuyến mãi hiệu quả và gia tăng doanh thu.
Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ Atosa TẠI ĐÂY.
Kết luận
Như vậy, trên đây là những bước phân tích đối thủ Shopee của Atosa. Chúc các bạn kinh doanh hiệu quả.