Mô hình kinh doanh của lazada là gì? Bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi này chưa? Hiện nay, trong khu vực Đông Nam Á thì Lazada.vn có vị thế khá cao. Từ đó có rất nhiều đối tác, doanh nghiệp bị thu hút và tham gia vào chuỗi cung ứng. Mời bạn cùng Atosa đọc ngay bài viết sau để có thông tin chính xác về mô hình kinh doanh của Lazada nhé!

Lazada là công ty gì? Mô hình kinh doanh của Lazada là gì?

Lazada là công ty về gì? Lazada được thành lập vào năm 2011. Năm 2012, kênh mua sắm này bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Và tới năm 2015, nó chính thức được Jack Ma  – một doanh nhân tại nước Trung Quốc mua lại. Sau quá trình lịch sử hình thành và phát triển, Lazada dần trở thành một trung tâm thương mại online có tầm cỡ với số lượng truy cập hàng tháng lên tới 100 triệu người. Theo đó, nếu được hỏi Lazada là công ty gì? Các bạn có thể trả lời: Đây là công ty TMĐT của Alibaba. Vậy,mô hình kinh doanh của Lazada là gì? Lazada hoạt động kinh doanh theo mô hình B2B. Lazada sẽ là người giữ vai trò trung gian trong quy trình mua bán hàng trực tuyến – “Marketplace”.

Mô hình kinh doanh của Lazada

Tìm hiểu mô hình kinh doanh của Lazada 

>>> Xem thêm bài viết: SKU Lazada là gì? Cách tạo sản phẩm trên Lazada

Trong các trường hợp có các khiếu nại xảy ra hay các đánh giá tiêu cực từ khách hàng thì Lazada sẽ là người có trách nhiệm xử lý. Tuy nhiên về chất lượng sản phẩm và thông tin nhà bán thì Lazada sẽ không tham gia kiểm soát. Có một điều khá hấp dẫn các đơn vị bán hàng khi tham gia thị trường của của Lazada đó chính là họ sẽ không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh.

B2B là gì?

Mô hình kinh doanh B2B (Business to Business) diễn tả các hoạt động giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau. Đây có thể coi là một giải pháp trong ngành công nghệ dịch vụ. Giúp cho cộng đồng người dùng Lazada, cụ thể là người bán và người mua có thể kết nối với nhau, cụ thể là:

  • Giữa các nhà sản xuất sản phẩm với đơn vị bán hàng/ kinh doanh.
  • Giữa một đơn vị bán sỉ (số lượng nhiều) và đơn vị bán lẻ (số lượng nhiều).

Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều sử dụng mô hình kinh doanh B2B. Lazada cũng phát triển dựa trên mô hình này. Trong tương lai, loại hình này được dự đoán rằng sẽ còn có nhiều triển vọng để phát triển.

Mô hình B2B có những ưu điểm gì cho doanh nghiệp?

Để có thể gia tăng giá trị của lợi nhuận, chiếm ưu thế trên thị trường thì các doanh nghiệp thường lựa chọn việc hợp tác với nhau để tăng doanh thu nhờ vào các website thương mại điện tử B2B uy tín.

Ưu điểm mô hình B2B của lazada

Đối với một quy trình mua hàng của người tiêu dùng thông thường thì cảm xúc chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên với người tiêu dùng là các doanh nghiệp thì tính logic là điều có sức ảnh hưởng lớn với họ.

Việc các doanh nghiệp được kết nối với nhau qua mô hình B2B sẽ có những lợi ích sau:

  • Tiết kiệm thời gian tìm hiểu, tiền bạc, nguồn lực quản lý nhưng hiệu quả vẫn được đảm bảo.
  • Tăng cơ hội liên kết giữa những đơn vị kinh doanh khác nhau.
  • Mở ra những mối quan hệ mắt xích có cùng lợi ích chung.

Có những loại hình B2B nào?

Các loại mô hình B2B hiện có là:

  • Loại hình B2B có lợi cho bên mua: Các đơn vị kinh doanh sử dụng nguồn hàng từ bên thứ 3 để cung cấp hàng hóa cho khách hàng khi có đơn hàng.
  • Loại hình B2B có lợi cho người bán: Các doanh nghiệp có các trang thương mại điện tử riêng và họ cung cấp các sản phẩm cho các đối tác (đại lý, nhà bán lẻ, doanh nghiệp,…) với số lượng lớn.
  • Loại hình B2B theo dạng trung gian: Các trang thương mại điện tử sẽ đóng vai trò là sàn thương mại điện tử trung gian kết nối người bán và người người với nhau.
  • Loại hình B2B dạng hợp tác thương mại: Tương tự như B2B trung gian, nhưng khác nhau ở điểm là loại hình B2B dạng hợp tác thương mại mang tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp hơn.

Các doanh nghiệp sẽ chọn loại hình B2B phù hợp dựa vào quốc gia của mình.

Lazada ứng dụng loại mô hình B2B nào và cách thức hoạt động ra sao?

Loại B2B trung gian chính là mô hình thương mại điện tử mà Lazada đang ứng dụng cho hoạt động kinh doanh của mình. Nghĩa là đơn vị trung gian giữa người mua và người bán hàng Lazada sẽ là Lazada.

Khi các cá nhân/doanh nghiệp kinh doanh có nhu cầu bán hàng, họ sẽ đăng các thông tin sản phẩm (mẫu mã, giá thành,…) lên hệ thống của Lazada để tiếp cận đến người tiêu dùng (cá nhân/tổ chức) có nhu cầu mua.

Lazada ứng dụng loại mô hình B2B nào

Người tiêu dùng sẽ tiến hành mua hàng, đặt hàng bằng cách truy cập vào trang Lazada, tìm kiếm sản phẩm mình có nhu cầu mua và tham khảo các thông tin về sản phẩm (mẫu mã, giá thành, đánh giá của người mua,…).

Phía đơn vị trung gian – Lazada sẽ là người ban hành các quy định đặt hàng và các quy định về bảo vệ quyền lợi cho cá nhân/đơn vị/doanh nghiệp bán hàng.

Lazada được hưởng những lợi ích gì khi sử dụng mô hình B2B trung gian ?

So với mô hình kinh doanh truyền thống – B2C thì mô hình B2B trung gian mà Lazada đang sử dụng có nhiều tiện lợi hơn. Dù cho có khó khăn hơn ở bước khởi đầu.

Với B2B, không quan trọng người dùng ở đâu. Người tiêu dùng vẫn có thể tìm mua các sản phẩm từ bình dân đến cao cấp một cách dễ dàng mà không cần phải di chuyển (mô hình B2C).

Không những thế, với mô hình B2B của Lazada, người tiêu dùng còn có thể tìm thấy được những sản phẩm liên quan thông qua gợi ý từ Lazada. Hoặc so sánh giá thành của sản phẩm giữa các đơn vị bán hàng khác nhau. Từ đó mua được sản phẩm với giá tốt nhất.

Đối với các đơn vị tham gia kinh doanh trên Lazada, họ sẽ thực hiện quá trình quảng bá thương hiệu đơn giản và nhanh chóng hơn. Từ đó chiếm ưu mạnh thế trên thị trường.

Về phía đơn vị trung gian – Lazada, họ chỉ cần đảm nhiệm vai trò vận chuyển hàng hóa và hưởng lợi nhuận từ đây. Tạo cầu nối giữa người mua và người bán mà không bị ảnh hưởng bởi chất lượng hàn hóa/đơn vị kinh doanh.

Dù cho mô hình kinh doanh của Lazada là gì thì họ vẫn đang trở thành một trong những công ty TMĐT uy tín và lớn nhất tại Việt Nam.

Tổng kết 

Bài viết trên đây chính là câu trả lời cho câu hỏi : “Mô hình kinh doanh của lazada là gì?” Mô hình thương mại điện tử B2B sẽ còn có tiềm năng phát triển lớn mạnh trong tương lai. Hy vọng qua bài chia sẻ trên bạn đã có được những thông tin hữu ích cho bản thân.

Xem thêm: 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận