Home Kênh bán hàng Bán hàng Shopee Nên bán hàng ở Shopee hay Tiki?

Nên bán hàng ở Shopee hay Tiki?

0
Nên bán hàng ở Shopee hay Tiki?

Nên bán hàng ở Shopee hay Tiki? Dựa vào tiêu chí nào để chọn lựa được kênh bán hàng uy tín, phù hợp? Được biết, Tiki và Shopee đều là hai nền tảng mua sắm vô cùng nổi tiếng và được nhiều khách hàng tin dùng. Do đó, để trả lời những câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Atosa.

Hướng dẫn cách lựa chọn kênh bán hàng hiệu quả

Mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đang được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng. Theo đó, để biết được kênh bán hàng nào phù hợp và đem lại hiệu quả cao thì các bạn cần phải dựa vào những tiêu chí sau.

Lựa chọn kênh bán hàng hiệu quả

Lượt người dùng truy cập

Một sàn thương mại mua sắm có số lượng người truy cập lớn thì đồng nghĩa với việc khả năng tiếp cận được nhiều khách mua hàng online hơn. Đồng thời, điều này cũng thể hiện sự cạnh tranh với các gian hàng online khác rất lớn.

Theo như tìm hiểu, tính tới đầu năm 2021, Shopee là nền tảng có số lượng người dùng nhiều nhất, xếp sau là Tiki.

Chiến lược quảng cáo và mức độ hiệu quả

Mỗi kênh bán hàng điện tử sẽ có từng chiến lược quảng bá khác nhau. Dựa vào tần suất hoạt động và mức độ hiệu quả, các bạn sẽ thấy sàn thương mại nào có chiến dịch Marketing tốt. Hiện tại, có rất nhiều kênh mua sắm mạnh tay trong việc mời hẳn KOL để quảng cáo cho các chiến dịch flash sale. Điều này không những thu hút nhiều sự quan tâm từ khách hàng mà còn tăng khả năng nhận diện thương hiệu sàn thương mại điện tử đó.

Tại Việt Nam, Shopee là ứng dụng chăm chỉ đầu tư chi phí cho nhiều chiến dịch quảng cáo khuyến mãi nhất. Thông thường, tháng nào hệ thống này cũng có những banner được tung ra rầm rộ khiến cho nhiều khách hàng chú ý, hình thành thói quen săn sale Shopee. Còn Tiki lại xây dựng chiến lược hoành tráng khi chi tiền đầu tư video, MV cho các ca sĩ để họ quảng bá hệ thống tới nhiều đối tượng tiêu dùng.

>>> Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee

Sản phẩm kinh doanh cho phép

Đây là một tiêu chí quan trọng để các bạn lựa chọn được kênh kinh doanh hiệu quả. Bởi hầu hết ưu điểm của các sàn thương mại đều cho buôn bán một cách tự do. Nhưng sản phẩm đăng tải và các ngành hàng được phép kinh doanh sẽ còn phụ thuộc nhiều và chính sách của sàn thương mại đó. Ví dụ:

  • Shopee có thể mạnh về các sản phẩm trang trí nhà cửa, đồ gia dụng, sản phẩm phục vụ sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, đời sống,… Thêm vào đó, cách đăng bán sản phẩm trên Shopee xử lý khá đơn giản nên mặt hàng tiêu thụ cũng rất phong phú.
  • Tiki: Hệ thống này chủ yếu mạnh về các sản phẩm như sách, điện tử, sản phẩm làm đẹp. Đặc biệt là kinh doanh sách, truyện trên Tiki rất nổi tiếng. Nền tảng này vốn dĩ là trang bán sách online trước đó. Đồng thời, muốn đăng ký buôn bán trên Tiki thì người dùng sẽ cần phải cung cấp thông tin, giấy tờ về hoạt động kinh doanh.

Bán hàng ở Tiki hay Shopee

Ngoài hai sàn thương mại điện tử này ra thì Lazada và Sendo cũng có những thế mạnh riêng về sản phẩm nổi bật.

Điều kiện và chính sách hoạt động của sàn thương mại mua sắm

Ngoài việc dựa vào sản phẩm kinh doanh cho phép, người bán hàng muốn đăng ký kinh doanh tại sàn thương mại điện tử cũng cần phải tìm hiểu chính sách hoạt động của kênh đó có phù hợp với kế hoạch buôn bán của mình hay không. Chẳng hạn như:

  • Shopee: Quy trình kinh doanh, đăng bán sản phẩm, đóng gói, tạo mở gian hàng rất đơn giản, khâu kiểm duyệt chất lượng cũng không quá khắt khe.
  • Tiki: Người mở bán sản phẩm phải là doanh nghiệp, thủ tục đăng ký tạo mở gian hàng cần nhiều giấy tờ và quy trình kiểm duyệt khắt khe.

Đối tác vận chuyển và thời gian vận chuyển hàng hoá

Có rất nhiều khách hàng phản hồi và đánh giá Shop phục vụ kém khi thời gian vận chuyển quá lâu. Mặc dù đây không phải lỗi của người bán, nhưng các đối tác vận chuyển là do sự liên kết của sàn thương mại. Người kinh doanh cần có nhiệm vụ tìm hiểu và kiểm tra chất lượng của đơn vị vận chuyển mà mình muốn thiết lập.

Hiện nay, Tiki và Lazada là 2 sàn thương mại có đơn vị vận chuyển hàng hoá riêng. Đặc biệt là Tiki, hệ thống này còn cung cấp dịch vụ ship nhanh trong vòng 2 giờ. Còn đối với Shopee, mặc dù hệ thống có liên kết với 9 nhà vận chuyển những chất lượng phục vụ không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Đặc biệt là đơn vị vận chuyển vẫn còn hạn chế nhiều địa điểm giao hàng.

Nên bán hàng ở Shopee hay Tiki: Kênh bán hàng chất lượng

Dựa vào các tiêu chí ở trên, nhiều người thắc mắc không biết nên bán hàng ở Shopee hay Tiki. Vậy, để có thể chọn ra được kênh bán hàng chất lượng, các bạn hãy cùng phân tích về ưu – nhược điểm của hai hệ thống.

Bán hàng trên Tiki

Tiki bắt đầu hoạt động vào năm 2010 và là ứng dụng giao dịch đầu sách lớn nhất cả nước. Cho tới nay, hệ thống này còn cho phép nhiều người kinh doanh các sản phẩm khác như: đồ gia dụng, mỹ phẩm, làm đẹp,…

Bán hàng trên Tiki

Điểm mạnh

  • Tất cả sản phẩm kinh doanh tại Tiki đều có nguồn gốc và kiểm định kỹ lưỡng. Do đó, chất lượng các mặt hàng kinh doanh tại đây được đảm bảo chính hãng.
  • Nổi bật với các mặt hàng về sách nên phần trăm chiết khấu khá cao từ 30-35%.
  • Có chính sách trả hàng, đổi hàng, giao hàng ưu đãi. Đặc biệt là đối với những đơn hàng có giá trị từ 150K sẽ được miễn phí vận chuyển trong thành phố Hồ Chí Minh và 250K đối với các tỉnh thành khác.
  • Chế độ bảo mật thông tin của khách hàng cực kỳ tốt.
  • Kỹ năng, thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Điểm yếu

  • Sản phẩm, ngành hàng chưa đa dạng, còn ít. Nổi lên vẫn chỉ là mặt hàng về sách.
  • Tiki giới hạn số lượng hàng nhập về nên tình trạng tồn kho sách rất nhiều.
  • Thời gian ship hàng lâu, trung bình kéo dài từ 4-10 ngày nên khiến cho người mua rất khó chịu.

Bán hàng trên Shopee

Tính tới thời điểm hiện tại, Shopee đã hoạt động tại Việt Nam được 6 năm. Trong khoảng thời gian này, hệ thống đã thu hút được rất nhiều người tiêu dùng sử dụng cùng chính sách đi kèm phát triển hấp dẫn.

Bán hàng trên Shopee

Điểm mạnh

  • Số lượng người dùng Shopee rất lớn nên khả năng tiêu thụ sản phẩm nhanh. Doanh thu tăng trưởng theo tháng cũng mang lại lợi nhuận rất lớn.
  • Tạo mở gian hàng trên Shopee đơn giản, miễn phí. Nếu so sánh với các sàn TMĐT khác thì ở Shopee dễ dàng hơn rất nhiều.
  • Cho phép người bán hàng Shopee đăng bán sản phẩm tự do, chỉ cần tuân thủ không vi phạm các sản phẩm/hàng hoá cấm.
  • Đơn vị vận chuyển đa dạng, có thể thiết lập linh hoạt.
  • Có nhiều chương trình sale lớn, giúp người bán đẩy sản phẩm tồn kho. Đây là lợi ích tuyệt vời khi kinh doanh tại Shope mà bất cứ khách hàng nào cũng có cảm tình.
  • Cho phép tùy chỉnh sản phẩm nếu muốn.
  • Hiện tại, Shopee còn đang thực hiện dịch vụ bán hàng quốc tế tại các trang Shopee của Malaysia, Philipin, giúp người dùng mở rộng thị trường kinh doanh hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống,…

Điểm yếu

  • Số lượng hàng hoá đa dạng, nhiều gian hàng nên mức độ cạnh tranh cao.
  • Tình trạng hàng kém chất lượng vẫn còn tồn đọng.
  • Nhiều địa điểm không hỗ trợ vận chuyển vì đường xá đi lại khó khăn.
  • Phí vận chuyển còn khá cao đối với những đơn hàng không được hỗ trợ.

Tóm lại, nên bán hàng ở Shopee hay Tiki sẽ còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố sản phẩm và thị trường cạnh tranh. Lời khuyên là nếu bạn muốn kinh doanh sách vở, truyện ngắn, tiểu thuyết thì nên chọn Tiki. Còn nếu sản phẩm bạn muốn kinh doanh là thời trang, nước hoa, đồ trang trí thì có thể đăng ký với Shopee. Mỗi kênh mua sắm đều có ưu – nhược điểm riêng. Do đó, hãy chọn lựa kênh nào phù hợp với kế hoạch kinh  doanh của bạn nhất. Chúc các bạn sớm thành công với ý tưởng kinh doanh của mình!

Xem thêm: 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận