Home Kênh bán hàng Bán hàng Shopee Cách định giá sản phẩm khi bán hàng trên Shopee

Cách định giá sản phẩm khi bán hàng trên Shopee

0
Cách định giá sản phẩm khi bán hàng trên Shopee

Việc tạo dựng một thương hiệu cho sản phẩm của gian hàng mình, việc để có thể có sự thu hút nhanh chóng người tiêu dùng biết đến với gian hàng của bạn trên Shopee, thì việc mang đến một giá sản phẩm hợp lý là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải định giá một cách phù hợp là dễ, qua bài này bạn sẽ biết được một số cách định giá sản phẩm khi bán hàng trên Shopee, có thể dùng áp dụng cho gian hàng bạn, hãy cùng Atosa tìm hiểu nhé!

Định giá sản phẩm là gì?

Định giá sản phẩm hay đưa ra giá sản phẩm là việc làm mà người bán đưa ra một mức giá về sản phẩm mang đến một sự hấp dẫn về giá và khả năng cạnh tranh dành cho mặt hàng của người bán hàng Shopee. Để định giá được một sản phẩm thường sẽ được quyết định qua 2 yếu tố là Giá trị thương hiệu và Giá trị sản phẩm.

Định giá sản phẩm trên Shopee là gì

Cách định giá sản phẩm khi bán hàng trên Shopee

Bước 1: Xác định giá gốc cho sản phẩm

Giá gốc (còn được gọi là giá thành) của sản phẩm là bao gồm tất chi phí bao gồm sản xuất hoặc nhập khẩu, phí nhân công, vận chuyển,… để có được sản phẩm bán. 

Bước 2: Nghiên cứu thị trường và nguồn khách

Trước khi đưa ra một cái giá cụ thể cho sản phẩm bạn nên xác định rõ phân khúc thị trường và khách hàng mà bạn đang cần đến.

Nắm bắt xu hướng tiêu dùng của khách hàng tiềm năng về sản phẩm bạn cung cấp cụ thể thì bạn mới có thể dựa theo đó để đưa ra mức giá lợi thế cạnh tranh cho bản thân. Tùy vào sản phẩm, tùy theo khách hàng mà có những hành vi tiêu dùng khác nhau. Sau khi có đầy đủ tất cả những dữ liệu bạn hãy tổng hợp lại và  đưa ra một mức giá phù hợp, đánh mạnh vào tâm lý khách hàng.

Bước 3: Lợi nhuận lý tưởng bạn mong muốn

Thông thường đối với các nhà bán lẻ họ sẽ áp dụng mức lợi nhuận khoảng 55 đến 100% giá trị sản phẩm, còn đối với các nhà đầu tư, kinh doanh mô hình lớn thì họ sẽ nhắm đến fa áp dụng mức tầm 30 đến 50% nhằm tìm nhiều nguồn khách. Bên cạnh đó, cũng có một cách đơn giản mà ai khi kinh doanh cũng có thể áp dụng đó là nhân đôi giá gốc và tạo ra giá sản phẩm bán. Có thể nói đây là cách xác định giá an toàn và phổ biến vì nó đảm bảo được lợi nhuận bán hàng à giúp bạn thu về được là 100% giá sản phẩm.

Bước 4: Đưa ra giá bán phù hợp

Sau khi bạn đã xác định được lợi nhuận mà gian hàng muốn thu lại sau mỗi sản phẩm thì bạn sẽ tính ra được giá bán phù hợp cho sản phẩm của mình.

Định giá sản phẩm trên Shopee

>> Xem thêm bài viết: TOP 7 cách kiếm tiền với Shopee có thể bạn chưa biết

Giá sản phẩm bán ra= (Tổng giá gốc + (Tổng giá gốc x  Số % lợi nhuận cần có))

Nhưng để chắc chắn về khả năng cạnh tranh so với các gian hàng khác trên thị tường thì bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu giá các đối thủ khác. Từ đó, đem so sánh với mức giá bạn đưa ra xem xét tính khả thi là bao nhiêu. Và sau đó có sự điều chỉnh và đưa ra mức giá cuối cùng về sản phẩm của mình.

Chiến lược định giá sản phẩm trên trang thương mại điện tử Shopee

Chiến lược làm tăng giá trị cảm tính

Trong kinh doanh, bạn có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc khách hàng để nhằm mục đích tạo dựng một mối quan hệ tốt với khách hàng của bạn. Thông qua các chương trình ưu đãi, sử dụng các mã giảm giá, hay khuyến mãi nhằm kích thích sự mua hàng và người dùng có thể thấy được sự tiết kiệm về chi phí khi mua hàng tại cửa hàng của bạn. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng việc gắn tên cửa hàng bạn trên bao bì trong khâu đóng gói hàng, hay sự tỉ mỉ trong khâu đóng gói để tránh hàng bị hư hỏng hay móp méo trong quá trình vận chuyển. Qua đó, góp phần làm tăng khả năng nhận diện thương hiệu sản phẩm của cửa hàng bạn từ khách hàng.

Chiến lược thêm giá trị gia tăng khác

Ngoài ra, cách định giá sản phẩm khi bán hàng trên Shopee còn có chiến lược thêm giá trị gia tăng khác là một trong những chiến lược định giá sản phẩm đạt hiệu quả. Khi thực hiện định giá sản phẩm bạn có thể sử quà tặng nho nhỏ để kèm sản phẩm chính nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm bạn đang cung cấp.

Chiến lược thêm giá trị gia tăng Shopee

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đưa ra các chính sách về thời gian bảo hành khi người dùng mua có sự chọn lựa mua hàng chính hãng từ cửa hàng bạn. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng chiến lược này đúng lúc đúng thời điểm sẽ tăng doanh thu nhanh chóng nhưng khi áp dụng sai thời gian nghịch địa điểm thì cửa hàng bạn có thể bị lỗ.

Chiến lược hạn chế tính năng của sản phẩm

Bỏ bớt tính năng sản phẩm sẽ làm tăng giá trị sản phẩm, bởi số lượng có hạn nên sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của người mua tăng lên nhanh chóng. Từ đó cũng tạo phần nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ đang kinh doanh cùng sản phẩm trên thị trường. 

Ngoài ra, khi sử dụng chiến lược này sẽ giúp làm tránh sự nhầm lẫn giữa các hàng hoá và làm giảm bớt số lượng hàng hóa bị tồn kho. Bên cạnh đó, còn mở rộng khách hàng tiềm năng khi họ có ý muốn tìm hiểu và chọn mua sản phẩm từ gian hàng bạn.

Chiến lược giảm giá thành, giữ giá trị 

Đây là chiến lược gây sự chú ý đặt biệt đến hàng nhanh chóng, một khi giá thành đã hạ thì cơ hội sở hữu sản phẩm yêu thích của người dùng đã đến. Mặc dù, giá hạ nhưng chất lượng thì vẫn như đó và không có gì thay đổi. Bên cạnh đó, khi gian hàng bạn sử dụng chiến lược này sẽ làm tăng mức nhận dạng thương hiệu sản phẩm bền vững mà không mất bất kỳ một khoản phí nào dành cho quảng cáo.

Bài viết trên đây đã đưa ra một số cách định giá sản phẩm khi bán hàng trên Shopee mà các bạn có thể áp dụng cho gian hàng của mình. Góp phần đẩy nhanh tốc độ gây ấn tượng và thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng đơn hàng cho shop của bạn. Chúc các bạn áp dụng thành công!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận