Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ mở ra thời đại công nghệ số đầy bùng nổ. Các hoạt động trong đời sống dường như được thu bé lại chỉ bằng một chiếc Smartphone khiến mọi thứ trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. Nổi bật trong số đó là sự phát triển của công nghệ thanh toán với các hình thức như: ví điện tử, ngân hàng số… giải quyết bài toán mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng.

Từ đó, những khái niệm “trung gian thanh toán”, “Cổng thanh toán”… được sử dụng và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vậy trung gian thanh toán là gì và có những hình thức nào?

Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!

Giao dịch trung gian là gì?

Giao dịch trung gian (Intermediary Transactions) được hiểu là giao dịch có sự tham gia của bên thứ ba – ngoài chủ thể hai bên. Bên thứ ba là bên trung gian uy tín có thể thiết lập quan hệ mua bán, thỏa thuận điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán.

Bên trung gian này có thể là các cá nhân uy tín trong cộng đồng, cơ quan có thẩm quyền như các tổ chức hay ngân hàng được nhà nước cấp phép. Việc thực hiện giao dịch trung gian qua bên thứ ba giúp đảm bảo an toàn, minh bạch cho tài sản và tính xác thực của giao dịch thanh toán.

Giao dịch trung gian

Giao dịch trung gian là gì?

Vì sao phải giao dịch trung gian?

Những năm gần đây, khi công nghệ hiện đại phát triển nhanh chóng, con người có những thói quen mới trong các hoạt động hằng ngày và nổi bật là giao dịch mua bán. Vậy công nghệ hiện đại đã làm thay đổi hay làm xuất hiện thêm hình thức giao dịch mới nào? Đó chính là hình như mua bán và trao đổi hàng hoá online.

Ở giai đoạn đầu, hình thức mua sắm online còn gặp nhiều khó khăn và còn lạ lẫm. Đặc biệt là việc thay đổi thói quen giao dịch từ trực tiếp chuyển sang online của phần lớn người dân.

Cho đến khi sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Sendo… cùng rất nhiều trang web tích hợp mua sắm trực tuyến ra đời. Điều này đã tạo được sự ảnh hưởng dẫn tới thay đổi vô cùng lớn thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Những doanh nghiệp, những sàn giao dịch thương mại điện tử này trở thành một địa điểm đáng tin cậy, là trung gian liên kết người mua và người bán trực tuyến.

Từ đó, giao dịch trung gian trở thành hình thức cần có và ngày càng phát triển.

Các hình thức giao dịch trung gian thanh toán

Giao dịch trung gian thanh toán được chia làm 3 loại cơ bản:

Giao dịch trung gian thanh toán thông qua người có uy tín:

Đây được coi là hình thức sơ khai khởi nguồn của việc thực hiện giao dịch trung gian. Trước đó, khi công nghệ chưa phát triển như ngày nay, để đảm bảo tính minh bạch của một giao dịch, người ta thường thực hiện giao dịch thông qua một người thứ ba có uy tín để làm chứng thực.

Người trung gian này có thể là người đứng đầu của một tổ chức, cộng đồng và nhận được sự tin tưởng và uỷ thác từ tổ chức, cộng đồng ấy. Qua việc đứng ra thực hiện đảm bảo chứng thực các giao dịch, người trung gian này sẽ nhận được một khoản phí.

Giao dịch trung gian thanh toán thông qua các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền:

Khi kinh tế & xã hội phát triển hơn, xuất hiện các tổ chức, các đơn vị trung gian có thẩm quyền với nhiệm vụ hỗ trợ giải quyết các giao dịch. Điển hình các tổ chức như: ngân hàng, cổng thanh toán, uỷ ban nhân dân… Đây thường là nơi trực tiếp xử lý, chứng thực các giao dịch, hợp đồng.

Giao dịch trung gian thanh toán thông qua các giải pháp công nghệ:

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, mọi hoạt động giao dịch được thực hiện chỉ thông qua một chiếc điện thoại thông minh. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán được nhà nước cấp phép ra đời. Trên nền tảng công nghệ, các đơn vị này tạo ra các giải pháp giúp người mua và người bán có thể thực hiện các giao dịch thanh toán một cách nhanh chóng, dễ dàng. Đồng thời, là trung gian đảm bảo an toàn và minh bạch hơn nhiều lần so với việc thực hiện các giao dịch truyền thống.

Các đơn vị trung gian thanh toán uy tín tại Việt Nam hiện nay

Để trở thành một đơn vị trung gian thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, điều kiện tiên quyết là phải được cấp phép từ ngân hàng nhà nước. Hiện nay, nước ta có rất nhiều công ty, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp về công nghệ hỗ trợ giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, mỗi đơn vị trung gian thanh toán sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp công nghệ khác nhau và giải quyết các nhu cầu giao dịch thanh toán khác nhau.

Một số đơn vị tiêu biểu tại Việt Nam như:

  • Momo – Xuất phát từ Ví điện tử hàng đầu Việt Nam cho đến việc trở thành Siêu ứng dụng số 1 Việt Nam
  • ZaloPay – Nền tảng ứng dụng thanh toán di động kết hợp với mạng xã hội
  • Viettel Money – Hệ sinh thái tài chính số toàn diện, bao gồm cả thanh toán trực tuyến và trực tiếp
  • VNPay – Công ty hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán điện tử tại nước ta, đặc biệt là hình thức thanh toán bằng QR code…

 

Ví điện tử Momo

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết, chúng ta có thể hiểu được giao dịch trung gian là gì và biết thêm các hình thức giao dịch trung gian phổ biến. Dự đoán trong tương lai, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các hình thức giao dịch trung gian sẽ ngày càng nở rộ và xuất hiện nhiều hơn các giải pháp công nghệ hỗ trợ thanh toán.

Xem thêm: 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận