Home Quản lý bán hàng Phương pháp bán hàng Toàn bộ kinh nghiệm mở quán cafe “đắt giá” cần phải biết

Toàn bộ kinh nghiệm mở quán cafe “đắt giá” cần phải biết

0
Toàn bộ kinh nghiệm mở quán cafe “đắt giá” cần phải biết

Những năm gần đây thị trường đồ uống tại Việt Nam rất phát triển, không ít người chọn cách mở quán cafe để khởi nghiệp. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực kinh doanh cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên thị trường. Nếu không có kế hoạch bàn bản cũng có thể khiến hoạt động kinh doanh thua lỗ.

Vậy mở quán cafe cần phải chuẩn bị những gì? Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm mở quán Cafe qua bài viết dưới đây của Atosa!

Nghiên cứu thị trường

Việc mở quán Cafe cần sự đầu tư và nghiên cứu, trước tiên bạn cần dành thời gian để tìm hiểu về nhu cầu, thị trường cafe tại khu vực. Bạn hãy quan sát thực tế khu vực bạn đang sống có những đối thủ cạnh tranh nào và phân tích tập khách hàng của từng quán. Hãy tìm hiểu xem những khách hàng của từng quán họ là ai, họ đến quán cafe làm gì, đến trong khoảng thời gian nào và cách thiết kế, phục vụ của từng quán ra sao?

Đặc biệt là nghiên cứu cụ thể về giá thành, hương vị, không gian của các quán trong khu vực. Vì đây là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ của người tiêu dùng.

Cùng với đó, bạn nên khảo sát, tổng hợp xem nhu cầu của khách hàng ở khu vực của bạn. Sau đó hãy quyết định xem có nên mở quán cafe ở khu vực đó hay không?

Kinh nghiệm mở quán cà phê

Chi phí mở quán cafe là bao nhiêu?

Việc mở quán cafe là vấn đề rất quan trọng, cần cân nhắc kỹ lưỡng đặc biệt là vấn đề về chi phí. Mỗi người sẽ có số vốn để mở quán cafe khác nhau. Chi phí mở quán còn phụ thuộc nhiều yếu tố như chọn mặt bằng, thi công thiết kế, loại hình của quán… Tuy nhiên xét về tổng thể, đối với một quán cafe nhỏ tối thiểu sẽ cần khoảng 150 – 200 triệu.

Định hình thương hiệu quán Cà phê

Tiếp theo, bạn cần định hình được phong cách thương hiệu cũng như loại mô hình, giá trị mà quán cafe của bạn đem lại. Bạn sẽ mở một quán cafe tập trung đến đối tượng nào? Phân khúc khách hàng mục tiêu của bạn ra sao? Bạn cần tìm hiểu và chọn cho mình một mô hình kinh doanh quán cafe phù hợp. Một số loại hình quán cafe phổ biến như:

Cà phê cóc

Loại hình cafe cóc sẽ cần ít vốn hơn khi mở. Bạn chỉ cần có quầy pha chế, một vài chiếc ghế đơn sơ trên vỉa hè hay tận dụng một khoảng sân trống là có thể có khách hàng cho mình. Do không phải tập trung quá nhiều vào không gian và thiết kế nên có thể tập trung nhiều cho chất lượng dịch vụ,
Hình thức quán cafe cóc mặc dù có thiết kế đơn giản, nhưng phù hợp với nhiều loại khách hàng, không phân biệt địa vị.

Cafe cóc

Cafe bình dân

Những quán cafe bình dân thường có giá cả phải chăng, đa số là những quán cafe gia đình. Đây là loại hình quán cafe khá truyền thống tại Việt Nam. Mô hình quán cafe này không cần quá đầu tư vào trang trí, cơ sở vật chất và giá thành cho đồ uống sẽ ở mức trung bình, thấp.

Cafe sách

Đây là một mô hình kinh doanh quán cafe khá thú vị nhưng cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Vì người dân Việt Nam vẫn chưa có thói quen đọc sách như các nước phát triển khác trên thế giới.

Tuy nhiên, nếu không có quá nhiều kinh phí, bạn cũng có thể mở một quán cafe sách với quy mô nhỏ. Kết hợp với đó là những loại đồ uống độc đáo. Cùng với đó có thể kết hợp thêm nhiều mô hình khác như không gian vintage, thiết kế hoài cổ,…

Cafe sách

Cafe sân vườn

Đây là mô hình kinh doanh cafe khá thú vị, có thể đưa khách hàng bước vào một không gian tự nhiên với rất nhiều cây cỏ xanh tươi. Cafe sân vườn phù hợp với những khách hàng thích không gian mở, tự nhiên, trong lành.

Với mô hình cafe sân vườn, điều quan trọng là bạn phải tìm được mặt bằng có nhiều cây xanh. Vốn đầu tư cho loại hình này không hề nhỏ và thích hợp với những khu vực ngoại thành hơn trung tâm thành phố.

Cafe mang đi

Mô hình quán cafe take away (cafe mang đi) là loại hình thường chỉ cần một quầy pha chế. Diện tích quán nhỏ, chỗ ngồi nhỏ hẹp nên khách hàng thường chỉ mua cà phê mang đi, ít khi ngồi lại. Chúng ta có thể thấy nhiều người tận dụng những chiếc xe đẩy, ki ốt để thuận tiện bán cà phê và tiết kiệm không gian.

Cafe sân thượng

Cafe sân thượng là một loại hình khá hút khách. Mô hình này sẽ thiên về view ở trên cao, nhìn được toàn cảnh từ sân thượng. Có thể là view ngắm nhìn toàn thành phố, đem đến những trải nghiệm rất độc đáo. Loại hình này thường sẽ tốn khá nhiều chi phí, bạn cần cân nhắc kỹ từ địa điểm, mặt bằng cho đến thiết kế do quán thường phải nằm ở những toà nhà cao tầng.

Cà phê sân thượng

Bắt đầu kinh doanh quán cà phê như thế nào?

Để bắt đầu kinh doanh quán cà phê, bạn có thể tìm hiểu về những hình thức dưới đây:

Mua nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là một hình thức được nhiều người lựa chọn khi mở quán cafe. Do bạn có thể sở hữu được những thương hiệu nổi tiếng, được chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm kinh doanh, cách pha chế…

Đây là mô hình kinh doanh có sẵn, chỉ với một khoản phí bạn sẽ được cung cấp dịch vụ kinh doanh tại một địa điểm do nhà cung cấp nhượng quyền lựa chọn.

Có khá nhiều thương hiệu cafe nhượng quyền nổi tiếng như: Trung Nguyên Coffee, Highlands Coffee, Nguyên Chất Coffee & Tea, Cộng Cà phê…

Mua một quán cafe có sẵn

Mua lại những quán cafe đang cần sang nhượng là một cách khác để bạn có thể sở hữu một quán cafe. Bạn có thể bắt tay vào kinh doanh với vật dụng, lượng khách hàng cũ của quán.

Bạn chỉ cần tốn lại một khoản để tân trang lại quán hoặc mua sắm thêm trang thiết bị nếu cần. Tuy nhiên, những quán đang có nhu cầu bán hay sang nhượng lại thường là những quán tình hình kinh doanh đang không khả quan, không có lợi nhuận.

Bắt đầu kinh doanh bằng việc xây dựng từ đầu

Việc mở quán cafe ngay từ đầu sẽ đòi hỏi nhiều công sức từ bạn nhất. Tuy nhiên nó cũng mang lại sự linh hoạt nhất và sự tự do định trong định hướng kinh doanh nhất. Bạn có thể xây dựng quán cafe với định vị thương hiệu, tên, cách thiết kế do bạn mong muốn. Có thể tuỳ ý chọn phong cách của quán và đối tượng khách hàng hướng đến.

Kinh doanh quán Cà phê

Lên kế hoạch kinh doanh cho quán cafe

Để bắt đầu mở một quán cà phê, bước đầu tiên quan trọng nhất là phải có một kế hoạch kinh doanh. Bạn phải tạo lập cho mình một bản kế hoạch cụ thể nhưng tinh gọn. Trước khi đi vào bản kế hoạch dài chi tiết, cần lập trước một kế hoạch chung để nhanh chóng xác thực ý tưởng kinh doanh của mình. Bản kế hoạch kinh doanh quán cafe cần trả lời được các câu hỏi:

  • Thị trường mục tiêu, phân tích nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu
  • Mô hình quán cafe là gì? Sẽ phục vụ ai?
  • Làm gì để quán của mình đặc biệt hơn đối thủ cạnh tranh?
  • Phân tích các đối thủ cạnh tranh
  • Chi phí xây dựng quán, các cột mốc và mục tiêu

 

Ngoài ra thì bạn cũng cần xem xét thêm việc quán chỉ phục vụ cafe không thôi hay các loại nước khác và bánh ngọt? Hay có những món ăn nhẹ không?

Lựa chọn vị trí phù hợp cho quán cafe

Vị trí mặt bằng gần khu vực trung tâm

Kinh nghiệm mở quán cafe là bạn cần chọn vị trí phù hợp cho quán của mình. Bạn nên chọn những quán cafe đáp ứng được các tiêu chí như:

  • Vị trí trung tâm, đông dân cư
  • Dễ tìm kiếm và dễ di chuyển
  • Không gian đẹp phù hợp với loại hình của quán

 

Để chọn được một vị trí phù hợp cho quán cafe, bạn cần bỏ ra nhiều thời gian để tìm kiếm và lựa chọn. Hãy chọn những vị trí mặt bằng gần khu vực có nhiều đối tượng mục tiêu.

Vị trí mặt bằng có lưu lượng giao thông cao

Lưu lượng giao thông cao giúp cho quán cà phê của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Nhiều người di chuyển qua sẽ giúp quán được nhiều người biết tới hơn. Tuy nhiên những vị trí đó sẽ có giá thuê cao hơn và cũng có nhiều sự cạnh tranh.

Lựa chọn vị trí quán cafe

Chú trọng thiết kế không gian quán cafe thu hút

Hiện nay rất nhiều khách hàng đến quán cafe chỉ để check in chụp ảnh, do đó thiết kế của quán là vấn đề cần được quan tâm. Bạn cần chú ý đến việc sắp xếp vị trí, công năng của từng khu vực. Chọn màu sắc, ánh sáng, đồ decor, bảng hiệu một cách thu hút nhất.

Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc thiết kế, hãy thuê dịch vụ bên ngoài để không gian quán đẹp và độc đáo giúp thu hút khách hàng.

Cung cấp cafe và đồ uống chất lượng cao

Một điều quan trọng không kém đó là quán cafe của bạn phải có thức uống ngon và chất lượng. Những người có thói quen uống cafe họ sẽ rất dễ nhận thấy đâu là cafe ngon, đâu là dở. Vì thế nếu quán của bạn không đạt chất lượng, họ sẽ chỉ uống 1 lần và không bao giờ quay trở lại.

Trên thị trường có nhiều loại cafe khác nhau, bạn cần tìm hiểu xem khách hàng của mình muốn loại cafe nào. Đồng thời cũng cần lưu ý đến xu hướng uống cafe hiện nay: cafe sạch, chất lượng hạt tốt không pha tạp chất..

Ngoài đồ uống là cafe, quán của bạn cũng nên đa dạng các thức uống khác để tối đa lựa chọn cho khách hàng. Những đồ uống này cũng nên được đầu tư chất lượng, có công thức pha chế riêng độc đáo, ngon để giữ chân khách hàng.

Có bãi giữ xe cho khách hàng

Bãi gửi xe cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đến quán của khách hàng. Hãy hình dung nếu khách hàng phải khó khăn để di chuyển đến quán của bạn hoặc rất vất vả để có một chỗ để xe, khả năng rất cao họ sẽ đi nơi khác.

Do đó, hãy tìm một mặt bằng có vị trí thuận tiện, dễ nhìn thấy và có nhiều chỗ đậu xe để khách hàng dễ dàng tìm đến quán của bạn nhất. Thêm vào đó, có thể lưu ý đến việc quán của bạn sẽ có thêm người dắt xe chuyên nghiệp.

Xây dựng Menu đa dạng

Khách hàng đến quán cafe không chỉ uống cafe, mà họ còn có nhu cầu uống các loại đồ uống khác. Do đó, hãy làm cho menu đa dạng hơn phù hợp với định hướng kinh doanh của cửa hàng. Cần thiết kế menu với những hình ảnh bắt mắt để khách hàng có thể tận mắt nhìn thấy đồ uống mà họ sẽ thưởng thức. Đồng thời, trong quá trình kinh doanh nếu cửa hàng có thêm đồ uống mới thì hãy cập nhật ngay trong menu. Nhân viên cũng có thể giới thiệu trực tiếp đến khách hàng về loại thức uống mới đó.

Menu cafe

Dịch vụ phục vụ chuyên nghiệp

Dịch vụ chăm sóc khách hàng là vô cùng quan trọng trong thời buổi cạnh tranh như ngày nay. Đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ ẩm thực. Những cửa hàng cà phê thành công đa phần đều có phục vụ khách hàng rất tốt. Chẳng hạn như mở cửa chào đón, cảm ơn khi khách ra về, giới thiệu đồ uống & menu niềm nở, hướng dẫn gửi xe…

Có chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Khách hàng luôn bị thu hút bởi những chương trình khuyến mại. Vì thế hãy lên kế hoạch khuyến mãi hấp dẫn, độc đáo để có thể gia tăng lượt bán. Chẳng hạn như ưu đãi mua 1 tặng 1, giảm giá vào một ngày đặc biệt, ưu đãi với khách hàng thân thiết, mã giảm giá cho hoá đơn giá trị lớn…

Quảng cáo

Bạn có thể thực hiện chạy ads trên các kênh mạng xã hội hoặc kết hợp các hình quảng cáo offline như phát tờ rơi, biển bảng… Quảng cáo giúp khách hàng mục tiêu biết đến cửa hàng cà phê của bạn nhiều hơn. Họ sẽ nhanh chóng nhận được thông tin chương trình ưu đãi cũng như các hoạt động đặc biệt từ quán.

Việc quảng cáo giúp cửa hàng cafe của bạn có thể gia tăng nhận diện thương hiệu, tạo dấu ấn và đem đến lượng khách hàng trung thành của quán.

Kết luận

Kinh nghiệm mở quán cafe từ những người đi trước cho thấy kinh doanh quán cafe là chuyện không hề dễ dàng. Bạn cần dành thời gian để học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm. Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn có được hành trang tốt nhất cho kế hoạch mở quán cafe của mình.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận