Home Case Study Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada

Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada

0
Giải mã mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada

Các “anh lớn” trong lĩnh vực thương mại điện tử không thể không nhắc đến Lazada. Để có được sự thành công nhất định cũng như cạnh tranh được với các đối thủ khác, Lazada cũng áp dụng triệt để mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

Chính mô hình 5 áp lực cạnh tranh này mà Lazada đã giúp thương hiệu gặt hái được những thành công nhất định trên hành trình chinh phục ngành thương mại điện tử ở khu vực Đông Nam Á. Vậy mô hình này đã được Lazada áp dụng như thế nào? Hãy cùng Atosa giải mã trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về Lazada

Lazada Việt Nam – Sàn giao dịch thương mại điện tử được thành lập vào tháng 3 năm 2012. Với đa dạng các ngành hàng cũng như sản phẩm được cung cấp như nội thất, điện thoại máy tính bảng, sản phẩm thời trang, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao,…Lazada trở thành một trong những nền tảng đi đầu trong xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam.

Theo báo cáo tháng 1 năm 2016, Lazada Việt Nam đang hợp tác với hơn 3000 nhà cung cấp với 500.000 sản phẩm thuộc các ngành hàng khác nhau. Cho đến hiện tại, Lazada luôn nằm trong top 3 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập web lớn nhất Việt Nam với 18,5 triệu lượt/tháng (theo báo cáo thương mại điện tử quý II/2020 của iPrice).

Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group – Công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đặc biệt, ngoài những sản phẩm trong các lĩnh vực kể trên Lazada còn cung cấp cho nhà bán hàng các dịch vụ tiện ích khác như quy trình thanh toán đơn giản, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…

Sau khi Tập đoàn Alibaba mua lại Lazada group tháng 4 năm 2016, Lazada nhanh chóng tận dụng sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn cùng thế mạnh về mạng lưới thanh toán và logistics lớn nhất khu vực để trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng tại Đông Nam Á. Không chỉ dừng lại ở đó, tham vọng của Lazada tới năm 2030 là sẽ phục vụ cho 300 triệu khách hàng trên toàn Đông Nam Á.

Lazada

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Lazada

Phân tích đối thủ cạnh tranh của Lazada

Nếu coi cuộc Cách mạng 4.0 là động lực chính thì giai đoạn dịch COVID-19 chính là cơ hội để các sàn thương mại điện tử phát triển một cách bùng nổ. Lazada – Một trong những sàn thương mại điện tử có mặt sớm nhất và hàng đầu trong khu vực nhanh chóng chiếm được chỗ đứng vững chắc. Tuy nhiên, “miếng bánh” béo bở này cũng nhanh chóng thu hút được nhiều đối thủ khác, trong đó đáng gờm nhất phải kể đến Shopee.

Tuy là “em út” nhưng Shopee với sự thông minh đã nhanh chóng giành được “miếng bánh thị phần” từ những người “anh” đi trước trong một thời gian tương đối ngắn. Tính đến năm 2021, Shopee đã sở hữu 343 triệu khách truy cập hàng tháng, công ty cũng phục vụ người tiêu dùng và người bán tại một số quốc gia trên khắp Đông Á (Đài Loan), Mỹ Latinh và Châu u (Ba Lan).

Ngoài Shopee, Lazada cũng phải đối mặt với các đối thủ khác như Tiki, SenDo hay các thương hiệu trên thế giới, đặc biệt là từ các quốc gia có nền tảng thương mại điện tử phát triển đã khiến thương hiệu này chịu nhiều sự cạnh tranh gay gắt. Trước tình hình này, Lazada cũng chủ động thường xuyên triển khai nhiều đợt khuyến mại lớn trong năm và trong tháng, đồng thời tích cực hoạt động trên các nền tảng social media.

Quyền thương lượng từ khách hàng

Khi các nền tảng thương mại điện tử đang dần “mọc nên như nấm” thì khách hàng lại càng có nhiều sự lựa chọn cũng như khắt khe hơn trước khi đưa ra quyết định mua sắm trên bất khì sàn thương mại nào. Vì vậy, khách hàng sẵn sàng mua hàng bên đối thủ nếu giá thành hợp lý hơn và dịch vụ tốt hơn. Cho nên, đối với ngành thương mại điện tử thì khách hàng chính là yếu tố vô cùng quyền lực.

Để củng cố niềm tin của khách hàng đối với hoạt động mua sắm trực tuyến, Lazada đã không ngần ngại mạnh tay triển khai một loạt các chính sách hoàn trả hàng và kích cầu mua sắm như: chính sách trả hàng, hoàn tiền, bảo mật dữ liệu cá nhân, chính sách về văn hóa ứng xử trên Lazada, hỗ trợ Nhà bán hàng, thanh toán,…

Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp

Áp lực cạnh tranh về quyền lực nhà cung cấp có thể hiểu là việc nhà cung cấp sẽ có quyền ép công ty phải mua sản phẩm/ dịch vụ với giá cao hay không. Khi đó, người làm Marketing cũng cần giữ “cái đầu lạnh” cũng như có những tìm hiểu chính xác để xác định những nhà cung cấp tiềm năng hay những sản phẩm/ dịch vụ mà họ cung cấp có xứng đáng với mức giá hay không.

Nhìn chung, , quyền thương lượng từ các nhà cung cấp đối với Lazada ở mức vừa phải. Bởi ngay từ đầu, hướng đi mà Lazada hướng đến là mô hình marketplace – Giữ vai trò trung gian trong quy trình mua bán online, có thể hiểu là nơi kết nối giữa người mua và người bán. Vì vậy, các nhà cung cấp thường sẽ bán trực tiếp sản phẩm/ dịch vụ của mình đến cho khách hàng nên khó có thể gây sức ép lên Lazada bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hay giảm tính sẵn có của các sản phẩm. Mối quan hệ giữa Lazada và các nhà cung cấp theo hướng “Win – Win”, hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Sự đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế

Áp lực này có thể hiểu là cùng một sản phẩm/ dịch vụ nhưng lại có các sản phẩm khác có giá thấp hơn hay các thông số hoạt động tốt hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng phải chịu sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế, có cùng một giá trị lợi ích công dụng từ ngành khác. Đặc biệt với với Lazada, mối đe dọa này có tác động tương đối lớn khi nhiều doanh nghiệp truyền thống bắt đầu xây dựng kênh bán hàng trực tuyến, phát triển nhiều ứng dụng bán hàng của riêng mình để thu hút khách hàng.

Nhưng nhìn chung, đe dọa từ sản phẩm thay thế của Lazada là không lớn do đây là một sàn thương mại điện tử lớn hàng đầu tại Đông Nam Á.

Mối đe dọa đến từ những doanh nghiệp mới tham gia

Với các đối thủ mới gia nhập trẻ hơn, mới mẻ hơn, độc đáo hơn chắc chắn sẽ khiến vị thế của thương hiệu bị ảnh hưởng ít nhiều. Lợi nhuận hấp dẫn, chi phí chuyển đổi thấp, rào cản gia nhập ngành không quá cao là một trong những động lực khiến các lượng doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Điều này đặt ra những thách thức mới với các doanh nghiệp trong ngành.

Tuy nhiên, với một thương hiệu “lão làng” như Lazada thì những đối thủ này dường như không gây ra quá nhiều uy hiếp. Một doanh nghiệp mới muốn trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Lazada, cần phải có nền tảng tài chính mạnh mẽ.

Kết luận

Như vậy, với sự nhanh nhạy và tính toán trong việc áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh, Lazada đã nhanh chóng trở thành một trong những nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại khu vực này với hơn 100 triệu lượt truy cập.

Xem thêm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận