Home Marketing - Bán hàng 8 mô hình kinh doanh khởi nghiệp thành công cho các Startup

8 mô hình kinh doanh khởi nghiệp thành công cho các Startup

0
8 mô hình kinh doanh khởi nghiệp thành công cho các Startup

Đối với những ai muốn khởi nghiệp, lựa chọn mô hình kinh doanh rất quan trọng. Bởi đó là phương thức kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu, thị trường, khách hàng để phát triển bền vững.

Để biết được những mô hình kinh doanh khởi nghiệp hiệu quả, hãy cùng Atosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp cần đảm bảo những tiêu chí gì?

Dưới đây là những tiêu chí một mô hình kinh doanh khởi nghiệp cần đảm bảo:

1. Thị trường và phân khúc khách hàng

Môt hình kinh doanh cần vạch ra được thị trường và khách hàng mục tiêu. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và từng bước phát triển.

2. Tiềm năng của sản phẩm

Cần đánh giá được tiềm năng của sản phẩm thông qua các yếu tố như: giá trị của sản phẩm, thị hiếu của khách hàng đối với mẫu mã, chất lượng. Sự cạnh tranh so với sản phẩm của đối thủ, ưu điểm của sản phẩm…

3. Kênh Marketing

Mỗi doanh nghiệp muốn sản phẩm đến gần hơn với công chúng đều cấn chiến lược tiếp thị hiệu quả. Doanh nghiệp cần khai thác các kênh marketing phù hợp để tiếp cận được khách hàng mục tiêu.

Các kênh có thể là trên nền tảng Digital Marketing (social media, website, email,…), trên các sàn thương mại điện tử hoặc Marketing truyền thống như event, tờ rơi, banner, OOH,…

4. Quan hệ khách hàng

Mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp cần có các chính sách chăm sóc khách hàng tốt, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng cũ và giúp thu hút khách hàng mới.

5. Doanh thu

Doanh nghiệp cũng cần phải có kế hoạch tài chính, nguồn vốn cũng như xác định được cách khiến doanh thu đạt hiệu quả cao nhất. Những cách nào khiến có thể tối đa hóa lợi nhuận.

Mô hình kinh doanh khởi nghiệp

Tổng hợp những mô hình kinh doanh khởi nghiệp thành công hiện nay

1. Mô hình kinh doanh Affiliate Marketing

Đây là một mô hình kinh doanh khá được ưa chuộng trong thời gian gân đây. Mô hình kinh doanh Affiliate Marketing là một hình thức cộng tác giữa người tham gia và người cung cấp sản phẩm. Người tham gia sẽ nhận hoa hồng từ việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp đến người dùng.

Mô hình tiếp thị liên kết bao gồm các yếu tố:

  • Nhà cung cấp sản phẩm (Advertiser): doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ của mình và đang muốn gia tăng doanh số. Nhà cung cấp có thể đưa ra nhiều mức hoa hồng khác nhau với từng loại sản phẩm khác nhau.
  • Cộng tác viên (Publisher): người nhận hoa hồng từ nhà cung cấp bằng cách giới thiệu, phân phối link sản phẩm dịch vụ từ nhà cung cấp đến người dùng
  • Người dùng (Users): là người trực tiếp click vào quảng cáo hoặc mua hàng trực tiếp qua link
  • Mạng Affiliate Marketing: là nền tảng kỹ thuật như link, banner… quảng cáo giúp theo dõi hiệu quả cũng như đánh giá mức hoa hồng cho các cộng tác viên

2. Mô hình “Freemium” bán trả phí

Mô hình Freemium là mô hình kinh doanh cung cấp các dịch vụ cơ bản miễn phí và bổ sung các tính năng mở rộng phải trả phí. Đây là mô hình kinh doanh có thể thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu từ những khách hàng cũ đã sử dụng dịch vụ miễn phí.

3. Sàn giao dịch Thương mại điện tử (TMĐT)

Những sản TMĐT Shopee, Lazada, Tiki… đã trở thành mô hình kinh doanh đạt được nhiều thành công. Đây là nền tảng giúp người mua và người bán có thể kết nối, trao đổi mua bán trực tuyến. Đây là một kênh giúp người bán có thể thúc đẩy doanh số còn mua lại có thể dễ dàng tìm kiếm, mua sắm và thanh toán dễ dàng.

Ngày nay, các sàn TMĐT ngày càng phát triển bùng nổ tiếp cận đến nhiều khách hàng. Do đó, đây là cơ hội để các nghiệp startup có thể bắt đầu mới mô hình kinh doanh này.

4. Mô hình kinh doanh vận chuyển

Mô hình kinh doanh vận chuyển được đánh giá là rất khả quan trong thời gian tới. Đặc biệt trong thời kỳ mua sắm online và giao dịch tại nhà ngày càng phát triển.

Mô hình kinh doanh vận chuyển sẽ cung cấp các dịch vụ chuyên về vận chuyển, đội ngũ shipper, kho bãi,…

5. Mô hình nhượng quyền và chuỗi cửa hàng

Đây là mô hình kinh doanh cho phép bên nhượng quyền có thể chuyển giao công nghệ, thương hiệu, sản phẩm dịch vụ cho bên nhận quyền.

Đây là một mô hình kinh doanh khởi nghiệp rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng được lợi thế có sẵn về độ phủ thương hiệu, dấu ấn trong lòng công chúng, dây chuyền sản xuất…

6. Mô hình Agency

Agency cũng là một mô hình kinh doanh phát triển rầm rộ trong những năm gần đây. Đó là những công ty chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp marketing cho đơn vị khác. Agency quy tụ những chuyên gia có nhiều chuyên môn và kinh nghiệm trong nghề. Họ có thể lên ý tưởng và thực thi những chiến lược marketing bài bản.

7. Mô hình kinh doanh ngang hàng

Mô hình kinh doanh ngang hàng là việc doanh nghiệp sẽ đóng vai trò trung gian giữa hai bên và tạo giá trị cho cả hai bên. Mô hình này sẽ đem lại doanh thu thông qua hoa hồng khi hai bên xác nhận hợp tác với nhau.

8. Mô hình kinh doanh Online

Kinh doanh online là mô hình kinh doanh lý tưởng cho các startup trong thời đại công nghệ 4.0. Bạn có thể tận dụng sức hút của các kênh online và mạng xã hội như Facebook, TikTok… để thu hút cho mình một khách hàng lớn. Khách hàng cũng có thể dễ dàng khám phá sản phẩm, đặt hàng nhanh chóng.

Kinh doanh online cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm và tối ưu được nhiều chi phí mặt bằng, nhân công…

Kết luận

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trên thị trường cần có nhiều yếu tố, đặc biệt là một mô hình kinh doanh khởi nghiệp phù hợp. Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn có thể xác định được mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Từ đó, giúp bạn đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả và đạt lợi nhuận cao.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận