Home Quản lý bán hàng Phương pháp bán hàng Quy trình bán hàng online hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu 

Quy trình bán hàng online hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu 

0
Quy trình bán hàng online hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu 

Bán hàng online hay kinh doanh trực tuyến đã trở thành một trào lưu trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Việc mua bán qua các thiết bị được kết nối internet đang được nhiều người lựa chọn bởi tiềm năng phát triển rất lớn của nó. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thì việc bán hàng online cũng tạo ra nhiều thử thách cho những ai mới bắt đầu. 

Bài viết này sẽ giúp những ai mới bước chân vào kinh doanh online có thể xây dựng quy trình bán hàng một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé! 

Quy trình bán hàng online cho người mới bắt đầu

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và lựa chọn sản phẩm

Trong quá trình bán hàng trực tuyến, bước đầu tiên vô cùng quan trọng không thể bỏ qua đó là nghiên cứu thị trường. Hãy đặt ra câu hỏi cụ thể: Thị trường hiện tại đang yêu cầu gì? Khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ gì? Họ muốn gì và cần gì? Dựa trên những thông tin này, bạn có thể bắt đầu tìm nguồn cung cấp phù hợp để bán hàng trực tuyến.

Một sai lầm phổ biến mà nhiều người mới thường mắc phải là việc đi tìm ngay nguồn cung sản phẩm, tuy nhiên trước tiên bạn nên dành thời gian để nắm bắt thông tin về thị trường. Hãy thu thập các thông tin và xác định xem ý tưởng kinh doanh của bạn có phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng hay không.

Bạn có thể bắt tay vào nghiên cứu thị trường ngay bằng cách: 

  • Gia nhập các hội nhóm và mạng xã hội liên quan đến lĩnh vực kinh doanh để tiếp xúc với các vấn đề đang được công đồng quan tâm. Hãy trao đổi ý kiến, đặt câu hỏi và tìm kiếm giải pháp từ các thành viên trong nhóm.
  • Tìm hiểu và nghiên cứu từ khóa hot mà người dùng thường tìm kiếm. Điều này giúp bạn hiểu rõ những gì đang thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
  • Phân tích và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn, tập trung vào điểm mạnh của họ và cách họ hoạt động. Từ đó, bạn có thể rút ra những kinh nghiệm và bài học, và sáng tạo ra những ý tưởng mới cho kế hoạch kinh doanh của mình.

nghiên cứu thị trường

Sau khi nghiên cứu thị trường, bạn cần bắt tay vào tìm kiếm sản phẩm và nguồn cung cấp phù hợp. Khi bạn đã xác định sản phẩm mục tiêu, bạn đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm nguồn cung cấp của mình. Dưới đây là một số lựa chọn cho bạn để tìm nguồn cung cấp: 

Facebook: Đây là một kênh quá phổ biến và bạn có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn hàng sỉ để phát triển kinh doanh trực tuyến. Hãy tham gia vào các group diễn đàn và nhóm kinh doanh để tìm hiểu thông tin sản phẩm, so sánh giá cả, và tìm những đơn vị cung cấp phù hợp với nhu cầu của bạn.

Google: đây là một công cụ quá gần gũi với tất cả mọi người. Bạn có thể nhập từ khóa liên quan đến sản phẩm của mình cùng với “bán sỉ” hoặc “giá sỉ” để tìm kiếm hàng ngàn kết quả tham khảo và lựa chọn. Lưu ý rằng, từ khóa càng cụ thể, bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn trên Google. Sau khi có danh sách kết quả, hãy khảo sát khoảng 5-6 địa chỉ nhà cung cấp, so sánh và liên hệ trực tiếp với họ trước khi quyết định địa chỉ cung cấp nào phù hợp với nhu cầu và vốn đầu tư của bạn.

Nhập hàng nước ngoài: cách nhập hàng này giúp đảm bảo về uy tín và nguồn gốc sản phẩm, tuy nhiên giá thành có thể cao hơn do bao gồm cả chi phí vận chuyển và cân nặng. Nhưng để có thể nhập hàng trực tiếp từ nước ngoài, bạn cần có kinh nghiệm. Nếu bạn không thể đi nước ngoài để đặt hàng trực tiếp, bạn có thể sử dụng các trang web để đặt hàng trực tuyến và chờ hàng được giao đến tay bạn.

Nhập hàng từ chợ truyền thống: bạn cũng có thể nhập hàng từ những chợ đầu mối nổi tiếng như Ninh Hiệp, Đồng Xuân… Tuy nhiên để nhập được giá sỉ tốt nhất, bạn cần có kỹ năng trả giá tốt. Thêm vào đó, bạn cũng nên cân nhắc khi nhập hàng theo cách này vì chất lượng sản phẩm ở các chợ truyền thống chỉ ở mức trung bình. 

Bước 2: Xây dựng và quản lý website hoặc trang bán hàng

Sau khi đã nghiên cứu thị trường và chọn được nguồn nhập hàng. Hãy bắt tay vào việc xây dựng và quản lý website bán hàng cho riêng mình. Một tip giúp bán hàng hiệu quả hơn đó là nên để giao diện đơn giản nhất có thể. 

Bạn chỉ có 5s để giữ chân khách hàng khi họ truy cập vào website, vì thế bạn cần nắm được những lưu ý sau: 

  • Lựa chọn một hoặc hai kiểu phông chữ đơn giản trên nền trắng
  • Xây dựng một thanh điều hướng rõ ràng, đơn giản và đồng nhất trên từng trang
  • Chỉ sử dụng đồ họa, âm thanh hoặc video khi chúng thực sự có khả năng làm tăng cường thông điệp bán hàng
  • Thêm một ô thu thập địa chỉ email với những lợi ích hấp dẫn. Sau này, bạn có thể sử dụng danh sách này để gửi các chương trình khuyến mãi hoặc mời mua hàng với các ưu đãi đặc biệt
  • Xây dựng quy trình mua hàng đơn giản nhất có thể, không tốn nhiều hơn hai lần nhấp chuột 

Xây dựng trang bán hàng

Bước 3: Marketing và quảng cáo

Tiếp theo, bạn cần quảng bá và marketing cho các sản phẩm của mình. Bạn có thể áp dụng hình thức chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, google… sẽ giúp việc bán hàng online trở nên hiệu quả hơn. Thêm vào đó, đăng tải sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử như TikTok shop, Shopee, Lazada… cũng được nhiều người lựa chọn. 

Để thu hút khách hàng, bạn có thể tạo ra những chương trình ưu đãi giảm giá sản phẩm. Các chương trình bán thu hút sẽ là chìa khóa vàng giúp tăng lượt tiếp cận và gia tăng doanh số. 

Hãy lập kế hoạch và ước tính trước về số tiền bạn cần đầu tư vào quảng cáo để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng nguồn tài chính của mình một cách tối ưu và hiệu quả, đồng thời vẫn đạt được lượng tiếp cận lớn nhất có thể đối với khách hàng. Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc không hiểu rõ về việc chạy quảng cáo, bạn cũng có thể xem xét tìm kiếm các công ty chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo bên ngoài, phù hợp với yêu cầu của bạn và có chi phí hợp lý.

Marketing - Quảng Cáo

Bước 4: Xử lý đơn hàng và giao hàng

Bạn có thể tiếp nhận đơn hàng từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như trang web của mình, các mạng xã hội (Facebook, Instagram), các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki), hoặc thậm chí là thông qua cuộc gọi tới hotline của cửa hàng. Đối với những đơn hàng có số lượng ít, việc ghi nhận và quản lý thủ công có thể thực hiện được. Tuy nhiên, đối với những cửa hàng có lượng đơn hàng lớn, việc sử dụng hệ thống quản lý chuyên nghiệp là tốt hơn để tránh trường hợp bỏ sót đơn hàng.

Khi có thông tin về đơn hàng, nhân viên phụ trách cần tiến hành xác nhận lại các thông tin liên quan như tên khách hàng, số điện thoại, số lượng sản phẩm, phương thức thanh toán, địa chỉ và thời gian nhận hàng. Sau đó, nhân viên cửa hàng kiểm tra tình trạng tồn kho hiện tại để đảm bảo sản phẩm khách hàng muốn mua vẫn còn và tạo đơn hàng trên hệ thống. 

Bước tiếp theo trong quy trình xử lý đơn hàng là đóng gói sản phẩm đúng quy cách. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm được bảo tồn, tránh tình trạng hỏng hóc và mất mát đối với đơn hàng của khách hàng.

Cuối cùng, bạn cần vận chuyển đơn hàng đến khách hàng. Có hai cách để thực hiện việc này: bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ của các đơn vị vận chuyển hoặc tự vận chuyển sản phẩm từ cửa hàng của bạn đến khách hàng.

Trong trường hợp bạn chọn sử dụng dịch vụ đơn vị vận chuyển, nên ưu tiên những đơn vị uy tín, có sử dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa thời gian, chi phí và chất lượng dịch vụ giao hàng.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Atosa về các bước bán hàng online hiệu quả dành cho người mới bắt đầu. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp cho các bạn có được những thông tin hữu ích trong công việc kinh doanh online của mình.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận