Shopee là sàn thương mại điện tử vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi được hỏi Shopee là gì chắc chắn không phải bạn nào cũng trả lời chi tiết và đầy đủ. Vì vậy, Atosa.asia đã tổng hợp toàn bộ thông tin về kênh thương mại này trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay để nắm rõ thông tin nhé!

Tổng quan về kênh mua sắm Shopee

Shopee không chỉ là ứng dụng quen thuộc đối với phụ nữ. Cánh đàn ông cũng có rất nhiều người sử dụng thành thạo ứng dụng này. Để hiểu hơn về sàn thương mại điện tử Shopee, các bạn cần nắm rõ những thông tin sau:

Shopee là gì?

Shopee nghĩa là gì? Shopee Việt Nam ra mắt năm nào? Theo đó, đây là những câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm. Được biết, Shopee là một sàn thương mại điện tử dùng để mua sắm. Nó được coi là nền tảng thương mại hàng đầu tại Đài Loan và các nước khu vực Đông Nam Á. Tại đây, các đối tác của Shopee có thể đăng tải bất kỳ sản phẩm nào mà không cần người tư vấn và vận chuyển. Shopee sẽ cung cấp đơn vị vận chuyển, kết nối với người mua, giúp cho việc kinh doanh online thuận tiện hơn rất nhiều. Mặt khác, những khách hàng sử dụng ứng dụng Shopee có thể đặt mua mọi sản phẩm trên đây mà không mất thời gian và công sức tới trực tiếp cửa hàng.

Sàn thương mại Shopee là gì?

Hiện tại, sàn thương mại mua sắm này đã có mặt trên 7 quốc gia, đó là: Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia và Đài Loan. Cho đến năm 2016, kênh mua sắm này mới chính thức ra mắt tại Việt Nam và được cài đặt với phiên bản Tiếng Việt.

Shopee thuộc công ty nào? Công ty Shopee ở đâu?

Năm 2016 Shoppe được thành lập bởi tập đoàn SEA  ở Singapore. Ban đầu, lãnh đạo tập đoàn hướng người dùng sử dụng Shopee trên điện thoại. Mục đích là vì muốn giúp người kinh doanh và mua hàng sẽ được thuận tiện hơn. Nhưng sau một thời gian ngắn hoạt động, Shopee càng có nhiều sản phẩm kéo theo doanh thu nhận được theo cấp số nhân. Sự thành công của Shopee tạo tiền đề giúp tập đoàn SEA phát triển Shoppe thành website mua sắm. Người dùng có thể sử dụng trên nhiều thiết bị như: máy tính, macbook, máy tính bảng,…

Được biết, mô hình thương mại điện tử của Shopee được thiết kế dựa trên mô hình kinh doanh Win – Win. Tức là hình thức kinh doanh đôi bên cùng có lợi. Do đó mà nó dần dần trở thành kênh bán hàng, marketing hiệu quả, đang dần thay thế Instagram, Facebook,…

Tính tới năm nay, Shopee đã có gần 200 triệu người dùng hoạt động, trong đó có khoảng 6,5 triệu người bán. Đồng thời, có tới gần 7000 người bán hàng Shoppe, nhà phân phối và thương hiệu được săn đón trên Shopee.

Shopee thuộc quyền sở hữu của ai?

Shopee là của ai? Chủ sở hữu của Shopee cũng chính là nhà sáng lập ra nó – Forrest Li. Hiện tại, Forrest Li đang là cổ đông lớn nhất của tập đoàn SEA – tập toàn có giá cổ phiếu tăng gấp 8 lần trong năm 2021. Ông đang chiếm giữ khoảng 13,8% cổ phần. Đồng thời, ông cũng là người góp phần làm nên sự bùng nổ của các mảng game như: Garena, Free Fire,… Nhờ vậy mà hiện tại Forrest Li đang là một trong những triệu phú triệu đô ở Singapore.

Shopee của ai

Những sản phẩm có thể mua trên Shopee

Shopee là một kênh điện tử tổng hợp rất nhiều mặt hàng từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, điện thoại, tivi, xe máy,… hay các sản phẩm dùng cho sinh hoạt, du lịch,… Có thể thấy, các sản phẩm được giới thiệu trên Shopee rất đa dạng. Dường như những đồ dùng, vật dụng cần thiết đối với con người đều có mặt ở đây.

Sự đa dạng về sản phẩm bắt nguồn từ việc Shoppe cho phép người dùng có thể tự do kinh doanh. Chỉ cần bạn có sản phẩm thì có thể đăng bán bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà chất lượng sản phẩm trên Shopee thường không thể kiểm duyệt. Uy tín của cửa hàng hay những người kinh doanh online trên Shopee sẽ là điều quan trọng giúp người mua lựa chọn sản phẩm. Thông thường, những sản phẩm đến từ Shopee mall được nhiều người tin dùng hơn cả. Để biết rõ hơn về shopee mall, hãy tham khảo bài viết: Shopee Mall là gì?

Bên cạnh đó, giao diện đăng tải sản phẩm đều có phần mô tả sản phẩm, số lượng người mua và đánh giá. Người dùng sản phẩm được mua trên Shopee có thể phản hồi những nhận xét của bản thân về chất lượng sản phẩm, thời gian nhận hàng,…

Những ưu – nhược điểm khi sử dụng Shopee là gì?

Mặc dù là sản thương mại điện tử lớn với số lượng người dùng đông đảo. Nhưng Shopee cũng có những ưu điểm, nhược điểm mà chúng ta rất dễ dàng có thể nhận thấy. Chẳng hạn như:

Ưu điểm

  • Shopee cho phép người dùng có thể thực hiện mua sắm ở bất cứ đâu. Chỉ cần thiết bị của các bạn có kết nối Internet.
  • Hình thức thanh toán đa dạng.
  • Dù là người bán hay người mua tại Shopee đều có chính sách bảo vệ người dùng.
  • Mọi sản phẩm và dịch vụ được kinh doanh trên Shopee đều có giá cạnh tranh. Đôi khi, sản phẩm còn rẻ hơn khi bạn mua trực tiếp tại cửa hàng.
  • Shopee hoạt động đa nền tảng, người dùng có thể tải ứng dụng Shopee khi sử dụng hệ điều hành iOS hay Android.
  • Đa dạng nhà vận chuyển.
  • Các tính năng của Shopee: Sku phân loại sản phẩm, Shopee Live,…
  • Có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm mã, tặng voucher, miễn phí vận chuyển, hoàn xu,…
  • Cho phép người dùng trồng cây kiếm xu.

ưu điểm khi sử dụng Shopee là gì?

Nhược điểm

  • Việc thực hiện đổi trả hàng phải mất thêm chi phí cho bên vận chuyển.
  • Vì người bán có thể đăng bán sản phẩm tự do nên khâu kiểm tra chất lượng hơi lỏng lẻo.
  • Tình trạng mất hàng, giao hàng chậm, nhầm hàng vẫn xảy ra thường xuyên.
  • Mua càng nhiều hàng phí ship càng cao.
  • Hiện tại, do ảnh hưởng từ dịch covid-19, nhiều địa điểm không thể đặt hàng trên Shopee.

Hướng dẫn cách cài đặt Shopee đơn giản, nhanh chóng

Shopee được phát hành trên đa nền tảng nên người dùng có thể cài đặt Shopee theo hai cách như sau:

  • Đối với máy tính: Khi sử dụng máy tính và có nhu cầu mua hàng trên Shopee, các bạn chỉ cần đăng nhập địa chỉ website của Shopee. Sau đó tiến hành đăng ký tài khoản hoặc đăng nhập tài khoản nếu có.
  • Đối với điện thoại: Shopee có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành. Vì vậy, các bạn có thể vào kho ứng dụng trên điện thoại ->Nhập từ tìm kiếm Shopee-> Và tiến hành tải về. Khi đã có app Shopee trong máy, hãy tiến hành đăng ký tài khoản bằng số điện thoại hoặc liên kết app với Facebook, Gmail.

Trên đây là tất tần tật các thông tin khi được hỏi Shopee là gì được Atosa tổng hợp. Hy vọng, thông qua qua nội dung này, các bạn sẽ hiểu hơn về sàn thương mại điện tử Shopee. Đồng thời, sẽ biết được lợi ích của Shopee và tận dụng nó. Nhớ đừng quên theo dõi website của chúng tôi để đón đọc thêm nhiều tin tức bổ ích khác nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận