Home Kênh bán hàng Bán hàng Shopee Những câu hỏi về thuế sàn thương mại điện tử mà bạn cần biết

Những câu hỏi về thuế sàn thương mại điện tử mà bạn cần biết

0
Những câu hỏi về thuế sàn thương mại điện tử mà bạn cần biết
Thuế sàn thương mại điện tử

Việc nộp thuế khi kinh doanh là điều mà chủ doanh nghiệp nào cũng sẽ phải gặp. Tuy nhiên, ngày nay với sự bùng nổ của hình thức kinh doanh online, đặc biệt là thông qua các sàn thương mại điện tử thì câu hỏi đặt ra là có phải nộp thuế sàn thương mại điện tử không? Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc này thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây của Atosa!

Thuế sàn thương mại điện tử

Những câu hỏi liên quan đến thuế khi bán hàng trên các sàn thương mại điện tử

1. Sàn thương mại điện tử có nộp thuế thay người bán không?

Câu trả lời: là các sàn thương mại điện tử (TMĐT) không phải nộp thuế thay người bán, mà chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng.

Cụ thể, theo nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 126 quy định chi tiết Luật Quản lý thuế vừa được Chính phủ ban hành, chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử.

Nhóm thông tin này sẽ bao gồm tên người bán hàng; mã số thuế/số định danh cá nhân/chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, địa chỉ; số điện thoại liên lạc; doanh thu bán hàng thông qua các chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn.

2. Người bán có cần sao kê các giao dịch tài khoản ngân hàng cho cơ quan chức năng kiểm tra hay không?

Các cơ quan chức năng sẽ khuyến khích và vận động những người kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử kê khai đầy đủ, trung thực doanh thu trên các sàn thương mại điện tử mà không phải tiến hành sao kê các giao dịch trong tài khoản ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu trường hợp người bán hàng đã ngừng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử hoặc đóng tài khoản ngân hàng thì các cơ quan thuế và ngân hàng vẫn sẽ lưu trữ toàn bộ thông tin giao dịch. Nếu không kê khai, người bán sẽ phải chịu mức phạt cụ thể trong từng trường hợp.

3. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần đăng ký kinh doanh hay không?

Câu trả lời là Có. Cụ thể, theo quy định pháp luật để hợp pháp hóa tất cả hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, bạn cần đăng ký kinh doanh bán hàng online theo 2 hình thức: thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

4. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử không đăng ký kinh doanh có làm sao không?

Nếu cố ý không đăng ký kinh doanh, các chủ doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo luật pháp với các mức phạt như sau:

  • Đối với hình thức hộ kinh doanh: Phạt từ 5.000.000VNĐ đến 10.000.000VNĐ nếu không có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Đối với hình thức doanh nghiệp: Phạt từ 50.000.000VNĐ đến 100.000.000VNĐ nếu không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

5. Không đóng và trốn thuế sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nếu bạn trốn thuế và bị phát hiện sẽ phải đối mặt với các mức phạt cụ thể theo quy định của pháp luật. Có thể phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn hoặc chịu xử lý hình sự trong trường hợp mức thuế trốn quá cao.

6. Các khoản thuế, phí, phạt mà shop phải nộp cụ thể như thế nào?

Các khoản thuế phí mà người bán hàng trên sàn thương mại điện tử phải nộp bao gồm: 1% thuế VAT, 0,5% thuế thu nhập cá nhân – Tính dựa trên doanh thu bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Theo kinh nghiệm từ các bạn đã đi nộp thì thuế thu nhập cá nhân sẽ tính dựa trên số tiền sàn trả vào ví của bạn tức là đã trừ các loại phí mà sàn thương mại điện tử đã thu của shop.

Bạn sẽ phải nộp tiền phạt hành chính khi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp (trong điều kiện người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế). Khi đó, theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế, bạn sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000VNĐ đến 25.000.000VNĐ.

Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh, tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp từ ngày 01/7/2016.

7. Cách tính thuế trên sàn thương mại điện tử

Hiện nay, dù bạn kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki,… thì cũng đều có một công thức tính thuế chung theo quy định của pháp luật như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x tỷ lệ thuế 1%
  • Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x tỷ lệ thuế 0,5%

Trong đó: Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân sẽ là tổng các khoản như tổng tiền bán hàng, tiền hoa hồng, các khoản hỗ trợ đạt doanh số, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, các khoản trợ giá, phụ thu…

8. Nên chờ cơ quan chức năng gửi giấy về hay tự đi kê khai thuế?

Để chủ động hơn, người bán có thể tự đến chi cục thuế gần nhất để tiến hành kê khai thuế trước khi cơ quan chức năng tiến hành truy thu thuế sàn thương mại điện tử. Nếu người bán tự giác kê khai cũng sẽ không phải chịu các hình thức xử phạt.

9. Bán lỗ có phải nộp thuế không?

Nếu bạn là tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đã kê khai cũng như nộp đầy đủ thuế giá trị gia tăng, có hồ sơ chứng minh hợp lệ thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp kinh doanh lỗ. Còn trong trường hợp bạn không đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh thì vẫn sẽ phải nộp đầy đủ các loại thuế này kể cả kinh doanh lỗ.

10. Đã nộp thuế khoán rồi có phải nộp nữa không?

Nếu như tổng doanh thu trên sàn thương mại điện tử của bạn không cao hơn mức doanh thu khoán đã đăng ký với cơ quan thuế trước đó thì bạn không cần phải nộp nữa. Ngược lại, nếu nếu tổng doanh thu sàn cao hơn mức bạn đã đăng ký thì sẽ phải nộp phần chênh lệch.

11. Nếu có công ty mà lại để tên cá nhân nhận doanh thu từ sàn thì sao?

Khi đó, bạn sẽ có 2 hướng giải quyết:

  • Thứ nhất, bạn sẽ khai là công ty ủy quyền cho cá nhân nhận doanh thu của sàn và kèm theo các cam kết cùng chứng minh cá nhân đã nộp doanh thu về công ty. Khi đó, nếu công ty đã kê khai nộp thuế cho phần doanh thu trên sàn thương mại điện tử rồi thì bạn sẽ không phải nộp thêm gì nữa. Ngược lại, nếu công ty chưa hề kê khai và nộp doanh thu trên sàn thì bạn phải nộp VAT + TNDN theo quy định dành cho công ty (VAT – từ 0 – 10% tùy ngành, TNDN 20%).
  • Thứ hai, bạn khai là chưa đăng ký kinh doanh. Khi đó, bạn sẽ bị phạt hành chính đồng thời truy thu theo diện cá nhân 1.5% doanh thu và yêu cầu buộc đăng ký kinh doanh.

12. Xoá gian hàng thương mại điện tử, xoá tài khoản ngân hàng có phải đóng thuế hay không?

Nếu cơ quan thuế gọi bạn vẫn phải đóng thuế như bình thường do dữ liệu đã được lưu trữ trên sàn thương mại điện tử và ngân hàng.

13. Có nhiều shop trên sàn TMĐT nhưng doanh thu đều dưới 100 triệu thì có phải nộp thuế không?

Nếu các gian hàng đó kê khai chứng minh thư, căn cước công dân và tài khoản ngân hàng của một cá nhân thì cơ quan thuế sẽ truy thu bằng cách cộng lại và xét tổng doanh thu theo từng năm của các shop cộng lại để tính ra thuế.

Kết luận

Trên đây là những thông tin bạn nhất định phải nắm chắc về thuế sàn thương mại điện tử nếu muốn kinh doanh trên các sàn này.

Xem thêm: 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận