Home Quản lý bán hàng Phương pháp bán hàng Vendor là gì? Cách phân biệt Vendor với Supplier, Seller

Vendor là gì? Cách phân biệt Vendor với Supplier, Seller

0
Vendor là gì? Cách phân biệt Vendor với Supplier, Seller

Nhiều người vẫn lầm tưởng Vendor, Supplier, Seller là những khái niệm giống nhau. Nhưng thực tế không phải như vậy. Vậy chính xác Vendor là gì? Có gì khác so với Supplier, Seller? Hãy cùng Atosa tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Vendor là gì?

Vendor (nhà cung cấp) là các cá nhân/tổ chức bán hàng hóa hay dịch vụ cho cá nhân hoặc tổ chức khác trong chuỗi sản xuất kinh tế. Các sản phẩm dịch vụ vendor cung cấp được phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Vendor đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng vì có nhiệm vụ đưa sản phẩm/dịch vụ trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

Ví dụ:

  • Các siêu thị hoặc các cửa hàng tiện lợi như Circle K, Big C, Lotte Mart… được coi là một vendor nhập sản phẩm từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng
  • Đơn vị sản xuất phụ tùng ô tô là vendor cung cấp sản phẩm cho đơn vị lắp ráp các bộ phận trở thành ô tô rồi đem bán.

 

 

Vendor là gì?

Có những loại Vendor nào?

Thông thường vendor được phân loại theo đối tượng được bán:

  • B2B (Business-to-Business): doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp.
  • B2C (Business-to-consumer): doanh nghiệp bán cho khách hàng.
  • B2G (Business-to-government): doanh nghiệp bán cho chính phủ.

 

Vị trí của Vendor trong chuỗi cung ứng sản phẩm

Trong chuỗi cung ứng sản phẩm, vendor là một mắt xích quan trọng ở vị trí cuối cùng – là đơn vị cung cấp sản phẩm trực tiếp đến tay người mua và sử dụng sản phẩm. Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng như sau:

Nhà cung cấp (Supplier) => Nhà sản xuất (Manufacturer) => Nhà phân phối (Distributor) => Nhà cung cấp (Vendor) hoặc Nhà bán lẻ (Seller) => Khách hàng (Customer).

  • Supplier: cung cấp nguyên vật liệu cho nhà sản xuất
  • Manufacturer: sử dụng nguyên vật liệu Supplier để sản xuất ra sản phẩm
  • Distributor: sản phẩm sau khi được sản xuất được vận chuyển đến nhà phân phối
  • Vendor và Seller: hai thành phần cùng cấp bậc – nhập trực tiếp sản phẩm từ nhà phân phối để bán
  • Customer: khách hàng mua cuối cùng – mua/sử dụng sản phẩm

 

Vị trí của vendor trong chuỗi cung ứng

Phân biệt Vendor với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng

Phân biệt Vendor với Supplier

Vendor và Supplier đều là những thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Mặc dù theo tiếng Việt đều có nghĩa là nhà cung cấp nhưng xét theo vai trò trong chuỗi cung ứng là rất khác nhau. Bạn có thể phân biệt được Vendor và Supplier thông qua những đặc điểm sau:

  • Supplier nằm ở vị trí đầu tiên trong chuỗi cung ứng, vendor nằm ở vị trí kế cuối trong chuỗi cung ứng
  • Vendor có nhiệm vụ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, còn Supplier lại có nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu để tạo ra sản phẩm. Tóm lại,
  • Supplier cung cấp sản phẩm chưa hoàn thiện còn Vendor tạo ra sản phẩm đã được sản xuất hoàn thiện có thể sử dụng được
  • Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, nhà sản xuất phải mua nhiều nguyên liệu từ Supplier. Còn Vendor chỉ nhập một mặt hàng (sản phẩm đã hoàn thiện từ nguyên vật liệu) để bán.

 

Ví dụ: Một chiếc điện thoại thông minh được tạo ra cần nhiều nguyên liệu như: màn hình, pin, chip, camera… được cung cấp từ các Supplier. Tuy nhiên, sau quá trình sản xuất, thành phẩm đến với Vendor để bán tới người dùng chỉ có mặt hàng là điện thoại thông minh.

  • Supplier quan tâm đến việc tạo ra sản phẩm còn Vendor hướng tới việc bán được sản phẩm
  • Đối tượng cung cấp của Supplier là các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh, giấy phép sản xuất. Còn Vendor có thể bán sản phẩm cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu sử dụng sản phẩm
  • Vendor có mối qua hệ quan trọng trong chuỗi cung ứng vì có thể đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, còn Supplier không có mối liên hệ gì với người tiêu dùng

 

Dưới đây là bảng so sánh giúp bạn dễ phân biệt được hai khái niệm này:

Tiêu chí  Vendor  Supplier
Vị trí trong chuỗi cung ứng  Nằm ở vị trí kế cuối trong chuỗi cung ứng Nằm ở vị trí đầu tiên trong chuỗi cung ứng
Vai trò  Bán hàng hóa, sản phẩm với giá cụ thể cho khách hàng Cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm
Mục tiêu  Bán sản phẩm Tạo ra sản phẩm
Số lượng  Chỉ có 1 sản phẩm được tạo ra Cung cấp nhiều loại nguyên vật lieeyj để tạo ra sản phẩm
Quan hệ kinh doanh B2B, B2C, B2G B2B
Mối quan hệ với nhà sản xuất  Mối quan hệ gián tiếp với nhà sản xuất Mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhà sản xuất
Mối quan hệ với người tiêu dùng  Trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng Không liên quan đến người tiêu dùng

Phân biệt Vendor với Seller

Trong chuỗi cung ứng sản phẩm phía trên, bạn có thể thấy Vendor và Seller cùng cấp với nhau, đều có nhiệm vụ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, sẽ có những điểm khác biệt giữa Vendor và Seller, như sau:

  • Với Vendor có thể là một doanh nghiệp hay cá nhân, còn Seller thường chỉ là một cá nhân bán hàng. Cho nên Seller thường mang nghĩa hẹp hơn Vendor
  • Vendor có thể nhập hàng từ nhà phân phối để bán, nhưng cũng có vendor tự sản xuất sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình để bán cho người tiêu dùng. Còn Seller chỉ chuyên nhập sản phẩm và bán lại cho người dùng.
  • Vendor có thể nhập hàng từ nhà phân phối, nhà sản xuất để bán hoặc tự sản xuất và bán sản phẩm của mình nên có thể cung cấp sản phẩm có mức giá tốt hơn so với Seller – những người chuyên đi nhập hàng về bán lại.

 

Bảng so sánh phân biệt Vendor và Seller:

Tiêu chí  Vendor  Seller 
Quy mô Có thể là một công ty hoặc cá nhân Cá nhân
Nguồn hàng Có thể tự sản xuất hoặc nhập hàng từ các nhà phân phối Nhập hàng từ các nhà phân phối
Giá bán  Giá lẻ hoặc giá sỉ Giá lẻ

Seller

Cách làm marketing để tiếp cận Vendor hiệu quả

Khác với việc làm marketing để tiếp cận khách hàng, bạn phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ rất nhiều yếu tố như:

  • Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp
  • Hành vi tiêu dùng
  • Sở thích, thu nhập…

 

Khi làm Marketing tiếp cận vendor, bạn sẽ không cần quan tâm đến những yếu tố đó vì Vendor không phải người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm. Thay vào đó, bạn cần quan tâm đến một thỏa thuận hấp dẫn và sinh lời cho cả hai bên.

Kết luận

Trong quy trình chuỗi cung ứng sản phẩm, Vendor là một thành phần quan trọng và không thể thiếu để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Bài viết này đã cung cấp những thông tin cơ bản về Vendor là gì? Sự khác nhau giữa Vendor và Supplier, Seller. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận