Báo cáo quản lý kho hàng là một trong những loại báo cáo quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Từ báo cáo có thể thấy được các thông tin về hàng hoá, thiết bị, hàng tồn… của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những định hướng và kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Vậy báo cáo quản lý kho hàng là gì? Cách trình bày báo cáo quản lý kho hàng như thế nào? Hãy cùng Atosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Báo cáo quản lý kho hàng là gì?
Mẫu báo cáo quản lý kho là một bản tổng hợp hàng tồn kho của cơ quan, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp. Thông qua báo cáo, doanh nghiệp có thể nắm được định kỳ số lượng hàng hóa, vật tư tồn kho theo tháng. Báo có sẽ nêu được số lượng của hàng hoá còn tồn đọng đầu kỳ và cuối kỳ.
Những lợi ích của việc báo cáo quản lý kho
Báo cáo quản lý kho đem đến những lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tổng hợp được các thông tin liên quan đến số lượng, chủng loại hàng hoá tồn đọng. Các thông tin chi tiết về đơn vị, số lượng hàng hoá…
- Cung cấp được các thông tin về vật tư tồn kho đầu kỳ, số lượng nhập, xuất, số lượng tồn kho cuối kỳ,…
- Báo cáo kho giúp doanh nghiệp kiểm soát và nắm được tình hình phát triển của doanh nghiệp.
Các loại báo cáo kho
Hệ thống Báo cáo kho thường sẽ bao gồm những loại báo cáo sau:
- Báo cáo nhập xuất tồn kho hàng
- Báo cáo thống kê hàng xuất không theo phiếu bán
- Báo cáo tổng hợp phiếu kho
- Báo cáo tồn sản phẩm theo khách hàng
- Báo cáo tổng hợp tồn thị trường
- Báo cáo độ phủ hàng tồn
Hướng dẫn cách làm báo cáo kho cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu báo cáo BO7 – H, chi tiết như sau:
- Điền tên đên đơn vị thực hiện báo cáo của bạn
- Thời gian thực hiện báo cáo
- Tên các loại vật tư hàng hoá được phân loại và liệt kê theo thứ tự
- Đơn vị tính sẽ phụ thuộc vào mỗi loại hàng hoá, ví dụ: cái, bộ, chiếc…
- Tồn kho đầu năm: ghi số lượng hàng hoá theo từng loại (SL). Sau đó sẽ được tính thành tiền ở cột (TT)
- Nhập, xuất: ghi số lượng, thành tiền của mỗi loại hàng hoá nhập/xuất kho, cách tính tương tự như tồn kho ở phía trên. Tuy nhiên, trong các ô này sẽ điền thông tin kỳ hiện tại hoặc lũy kế từ những kỳ trước
- Hàng tồn kho cuối kỳ: Các thông tin chi tiết về số lượng (SL) và thành tiền (TT) (Cách tính tương tự như trên)
- Dưới cùng có hàng ngang “Tổng cộng” chính là tổng tất cả các loại phí trên
Cần lưu ý những gì khi làm báo cáo quản lý kho
- Tính chính xác: người lập báo cáo kho phải đảm bảo tính toán chính xác. Bạn có thể dùng phần mềm để có kết quả chính xác.
- Các bên liên quan: khi báo cáo hoàn thành, các bên bao gồm người phụ trách bộ phận kế toán, người lập báo cáo và lãnh đạo đơn vị sẽ ký và ghi rõ họ tên. Riêng quản lý/lãnh đạo sẽ cần đóng dấu nhằm xác nhận toàn bộ thông tin được trình bày trong báo cáo.
- Thời gian lập báo cáo: bạn cần ghi đầy đủ thông tin ngày, tháng, năm.
- Sau khi hoàn thiện báo cáo bộ phận lãnh đạo có thể biết được tình trạng xuất, nhập hàng hoá. Nhân viên kế toán cũng từ đó có thể tính được doanh số bán hàng thực tế.
Tổng hợp một số mẫu báo cáo kho hiện nay
Mẫu báo cáo này cũng được trình bày tương tự như mẫu báo cáo kho B07 – H. Tuy nhiên, mẫu báo cáo tổng hợp tồn kho sẽ cần xác nhận thông tin của thủ kho.
Mẫu báo cáo tồn kho là căn cứ để lập mẫu báo cáo tổng hợp. Để thông tin có sự chính xác cao thì cần có xác nhận từ nhiều bên hơn. Trong đó bao gồm: Người lập báo cáo, thủ kho, người phụ trách kế toán, thủ trưởng đơn vị.
Phiếu nhập kho
Báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu nhập khẩu
Báo cáo nhập xuất tồn
Báo cáo tổng hợp tồn kho
Kết luận
Như vậy, với bài viết trên Atosa đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về việc lập báo cáo kho. Đồng thời, cũng cấp một số mẫu báo cáo kho phổ biến. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!
Xem thêm:
- Báo cáo tồn kho là gì? Tổng hợp mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho