Home Quản lý bán hàng Báo cáo tồn kho là gì? Tổng hợp mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho

Báo cáo tồn kho là gì? Tổng hợp mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho

0
Báo cáo tồn kho là gì? Tổng hợp mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho

Báo cáo tồn kho là một trong những mẫu tài liệu quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm vật lý. Vậy hãy cùng Atosa tìm hiểu ngay báo cáo tồn kho là gì? Cũng như các mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Báo cáo tồn kho là gì?

Báo cáo tồn kho là mẫu tài liệu dùng để thống kê và tổng hợp lại số lượng những mặt hàng, sản phẩm còn lại sau khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, báo cáo tồn kho sẽ được làm định kỳ để doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được số lượng hàng hoá.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mẫu báo cáo hàng tồn kho khác nhau để phù hợp với sản phẩm cũng như quy trình, tuy nhiên mẫu báo cáo hàng tồn kho nào cũng sẽ có một số thông tin cơ bản như số lượng hàng hóa đang có trong kho, sản phẩm bán chạy, sản phẩm tiêu thụ chậm, hiệu suất bán hàng theo từng danh mục hàng hóa.

Báo cáo tồn kho dùng để làm gì?

Như đã đề cập qua ở trên, mẫu báo cáo tồn kho dùng để kiểm soát, theo dõi hoạt động kinh doanh cũng như tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo tồn kho này, chủ doanh nghiệp có thể đọc được sản phẩm đang bán chạy, sản phẩm nào không được lòng người tiêu dùng để từ đó có một chiến lược sản xuất hoặc nhập hàng phù hợp. Ngoài ra, các mặt hàng tiêu thụ chậm, kém thì doanh nghiệp cũng kịp thời đưa ra các giải pháp để giải quyết các mã sản phẩm tồn kho đó.

Báo cáo tồn kho

 

Hướng dẫn cách làm báo cáo hàng tồn kho cho doanh nghiệp

Tuỳ theo quy trình cũng như loại hàng hoá, sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh mà báo cáo hàng tồn kho có thể khác nhau, tuy nhiên một báo cáo tồn kho chuẩn chỉnh vẫn cần đảm bảo các thông tin sau:

  • Tên, địa chỉ, mã số thuế đơn vị thực hiện báo cáo
  • Thời gian thực hiện báo cáo
  • Tên các loại hàng hóa, sản phẩm hoặc nguyên vật liệu được trình bày và liệt kê theo thứ tự và phải phân chia ra thành các loại khác nhau
  • Đơn vị tính: Mỗi loại hàng hóa sẽ có một đơn vị tính phù hợp khác nhau như cái, bộ, chiếc,…
  • Tồn đầu kỳ: Số lượng hàng hoá từng loại hàng hóa, vật tư, thiết bị, sau đó sẽ được tính thành tiền ở cột Thành tiền.
  • Nhập, xuất: Số lượng, thành tiền của mỗi loại hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Cách tính tương tự như tồn kho đầu kỳ. Tuy nhiên, trong các ô này sẽ điền thông tin kỳ hiện tại hoặc lũy kế từ những kỳ trước
  • Hàng tồn kho cuối kỳ: Các thông tin chi tiết về số lượng và thành tiền, cách tính tương tự như tồn kho đầu kỳ
  • Dưới cùng có hàng ngang chính là tổng cộng
  • Ngày tháng năm lập
  • Ký và ghi rõ họ tên của người lập phiếu, thủ kho, Kế toán trưởng và giám đốc

 

Mẫu báo cáo hàng tồn kho trên tương đối đầy đủ thông tin và đáp ứng đủ yêu cầu kê khai số lượng hàng hoá của các doanh nghiệp hiện nay. Để điền chính xác các thông tin, bạn cần dựa theo sổ sách xuất, nhập kho trước đó để đưa ra được những kiểm kê số lượng hàng hoá đã nhập hoặc xuất chuẩn nhất.

Sau khi hoàn thiện báo cáo, các bên liên quan như người phụ trách bộ phận kế toán, người lập báo cáo và lãnh đạo đơn vị cần ký và ghi rõ họ tên. Riêng lãnh đạo đơn vị sẽ cần đóng dấu nhằm xác nhận toàn bộ thông tin được trình bày trong báo cáo.

Cụ thể cách làm báo cáo tồn kho như sau:

  • Cột STT
  • Cột Mã hàng hóa: Được lấy từ bảng danh mục hàng hóa sang (mỗi hàng hóa đều được 1 mã riêng để quản lý)
  • Cột Tên hàng hóa: Sử dụng hàm Vlookup để lấy tự động từ bên bảng danh mục hàng hóa sang.
  • Cột Đơn vị tính: Sử dụng hàm Vlookup để lấy tự động từ bên bảng danh mục hàng hóa sang.
  • Cột số lượng: Lấy ở cột số lượng tồn đầu + thực nhập – thực xuất
  • Cột đơn giá: Lấy trên bảng phân bổ chi phí mua hàng nhập kho hoặc lấy trên phiếu nhập kho
  • Cột thành tiền: Công thức = Đơn giá x Số lượng

 

Một số công thức Excel dùng trong báo cáo tồn kho

  • Sumif: Hàm tính tổng có điều kiện sẽ giúp bạn tính được tổng số lượng nhập xuất của 1 mã hàng từ danh sách nhiều lần nhập/xuất khác nhau.
  • Vlookup: Hàm tìm kiếm tự động theo mã hàng đã nhập trước đó
  • If: Thường kết hợp với vlookup để lập công thức tìm thông tin hàng hóa cho tất cả các dòng trống của bên nhập xuất.
  • Sum: Dùng để tính tổng giá trị hàng tồn kho được dùng ở dòng tổng cộng của báo cáo Nhập xuất tồn.

 

Mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho bằng Excel

Mẫu báo cáo tồn kho

Mẫu báo cáo tổng hợp tồn kho

Mẫu báo cáo nhập xuất tồn kho

Mẫu báo cáo nhập xuất tồn kho

Mẫu báo cáo nhập xuất tồn kho vật tư hàng hóa dự trữ

Báo cáo hàng tồn theo nhóm hàng

Báo cáo hàng tồn theo nhóm hàng

Kết luận

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về báo cáo tồn kho cũng như các mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho phổ biến nhất trong năm 2023 mà Atosa chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp quá trình kiểm kê và báo cáo hàng tồn kho của bạn tiện lợi hơn.

Xem thêm:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận