Home Case Study Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiktok

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiktok

1
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiktok
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiktok

Là một trong những nền tảng mạng xã hội được yêu thích nhất hiện nay, Tiktok cũng rất thông minh khi nhanh chóng áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh để có được sự phát triển vượt bậc và thần kỳ.

Như vậy, không chỉ với các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee,… mà ngay cả mạng xã hội như Tiktok cũng rất biết cách sử dụng chiến lược kinh doanh 5 áp lực cạnh tranh nổi tiếng. Vậy bạn có biết Tiktok đã áp dụng mô hình này như thế nào? Và đạt được thành công ra sao? Hãy cùng Atosa tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về Tiktok

Trước khi đi vào tìm hiểu mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiktok, chúng ta cùng tìm hiểu qua một số thông tin cơ bản về Tiktok.

Được sáng lập vào năm 2016 tại Trung Quốc, Tiktok thực chất là mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc có tên gốc là Douyin hay Vibrato. Theo đó, cách thức hoạt động của mạng xã hội này là chạy phát các video có thời lượng ngắn khoảng vài giây tới 15 giây hoặc dài hơn là 1 phút. Điểm tạo ra sức khác biệt và khiến Tiktok thực sự bùng nổ chính là và những khả năng, tính năng chỉnh sửa độc đáo nhưng cũng rất dễ dàng cùng kho tàng hiệu ứng âm nhạc, âm thanh bắt tai, trending để người dùng có thể tạo ra những video ấn tượng.

Hơn thế nữa, Tiktok cũng có khả năng cá nhân hóa rất cao khi những video mà bạn xem sẽ tùy thuộc vào mức độ yêu thích và quan tâm của bạn, đây là điểm khiến ứng dụng này trở nên hấp dẫn trên toàn thế giới.

Ngày nay, Tiktok là ứng dụng có độ phủ hầu hết trên toàn thế giới với cộng đồng video âm nhạc lớn nhất trên toàn cầu. Theo báo cáo tháng 6 năm 2018. Tiktok đạt số lượng người dùng lên đến 150 triệu người dùng/ngày (500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng). Tiktok cũng là ứng dụng được tải nhiều nhất trên thế giới vào năm 2018 với ước tính 45,8 triệu lượt tải xuống.

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiktok

Trương Nhất Minh – Người sáng lập Tiktok

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Tiktok

Phân tích đối thủ cạnh tranh của Tiktok

Đối với xu hướng hiện nay của người xem là thích xem lười đọc nên những video dạng ngắn với âm thanh và hình ảnh bắt mắt trên Tiktok thu hút hàng ngàn lượt xem và quan tâm. Chính sự bùng nổ này của Tiktok, đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19 thì những đối thủ của Tiktok như Facebook, Instagram, Youtube,… cũng nhanh chóng có những động thái nâng cấp để thu hút người xem.

Theo đó, Instagram mạng xã hội với thế mạnh là các story cũng đáp ứng được nhu cầu thời lượng ngắn, dễ lướt để xem các nội dung tuy nhiên lại hạn chế về mặt thời lượng nội dung cũng như thời lượng tồn tại (24 giờ). Ngoài ra, với các nội dung trên story cũng rất khó để chạm đến nhiều người. Vì vậy, trước sự phát triển của Tiktok, Instagram cũng nhanh chóng mở thêm một mục mới chính là “reels”, nhìn chung cũng tương tự với Tiktok nhưng các tính năng chỉnh sửa hay kho âm thanh vẫn hạn chế hơn.

Youtube cũng là mạng xã hội nhanh chóng cập nhật xu hướng video ngắn như Tiktok. Nếu như bình thường các video trên nền tảng thường có thời lượng đa dạng nhưng chủ yếu là các video dài với khối lượng thông tin lớn. Vì vậy, Youtube cũng đã thêm mục “Short Video” để phục vụ tệp người xem thích xem những video ngắn. Tuy nhiên, chưa đa dạng và giao diện còn kém thân thiện, khó sử dụng.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Quyền thương lượng từ khách hàng

Gần đây, khi Tiktok mới phát triển thêm Tiktok Shop thì yếu tố này mới được quan tâm nhiều. Nhìn chung Titkok Shop cũng tương tự như Shopee, Lazada, Tiki,… nhưng thay vì một ứng dụng riêng Tiktok Shop sẽ được tích hợp trong cùng ứng dụng Tiktok. Vì vậy, giờ đây không chỉ có các sàn thương mại điện tử quen thuộc mà khách hàng cũng có thể mua trực tiếp trên Tiktok Shop.

Và để thu hút khách hàng, Tiktok Shop cũng đưa ra rất nhiều trợ giá cho người mua cũng như các ưu đãi hấp dẫn khác. Đặc biệt, với tính năng livestream đỉnh cao kèm theo ghim các sản phẩm bán dễ dàng đã giúp thúc đẩy hành vi mua hàng của người dùng một cách nhanh chóng.

Quyền thương lượng từ nhà cung cấp

Áp lực cạnh tranh về quyền lực nhà cung cấp có thể hiểu là việc nhà cung cấp sẽ có quyền ép công ty phải mua sản phẩm/ dịch vụ với giá cao hay không. Tuy nhiên, trong áp lực này thì Tiktok Shop thực sự đã làm rất tốt khi đưa ra rất nhiều trợ giá cũng như hỗ trợ cho người bán có thể livestream bán hàng một cách thuận tiện hơn.

Sự đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế

Yếu tố này được hiểu là cùng một sản phẩm/ dịch vụ nhưng lại có các sản phẩm khác có giá thấp hơn hay các thông số hoạt động tốt hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng phải chịu sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế, có cùng một giá trị lợi ích công dụng từ ngành khác. Tuy nhiên, Tiktok Shop còn khá mới nên có rất nhiều ưu đãi cũng như hỗ trợ giá, vì vậy thời gian này Tiktok Shop cũng như Tiktok không quá lo lắng về áp lực này.

Mối đe dọa từ các doanh nghiệp mới tham gia

Các doanh nghiệp mới tham gia có thể sẽ có nhiều các ý tưởng phát triển đột phá và mới mẻ hơn nhưng với xu hướng người xem như hiện nay, chắc chắn Tiktok vẫn còn phát triển và phủ sóng mạnh mẽ hơn nữa.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản của mô hình 5 áp lực cạnh tranh đã được Tiktok áp dụng. Như vậy, bằng cách sử dụng chiến lược kinh doanh thông minh và đúng đắn Tiktok đã nhanh chóng đánh chiếm thị trường và trở thành nền tảng yêu thích nhất nhì hiện nay.

Xem thêm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hoangdacviet
Hoangdacviet
1 tháng trước

nói vậy chứ giờ ai cạnh tranh đc tiktok đâu
yt fb ig chạy theo ko kịp kìa