Bạn có bao giờ thắc mắc lý do gì Shopee dù ra mắt muộn nhưng rất nhanh chóng trở thành một trong những sàn Thương mại điện tử được ưa chuộng nhất hiện nay? Theo tìm hiểu có thể thấy, một trong những yếu tố quan trọng chính là mô hình kinh doanh hiệu quả mà Shopee đã triển khai. Vậy hãy cùng Atosa khám phá và đánh giá mô hình kinh doanh của Shopee có ưu và nhược điểm gì nhé!

Mô hình kinh doanh của Shopee là gì?

Shopee được xem là một trong những sàn Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay với những con số kỷ lục mà nhiều đối thủ cũng phải mơ ước:

  •  89 triệu lượt truy cập/tháng, Shopee trở thành nền tảng thương mại điện tử có lượng truy cập website lớn nhất Đông Nam Á. Thậm chí cộng tổng lượt truy cập của Lazada và Tiki mới chỉ bằng một nửa con số này (theo iPrice, 2021).
  • hơn 160 triệu tài khoản đang hoạt động trên Shopee được tổng hợp vào năm 2022.
  • Khoảng 6 triệu tài khoản bán hàng đang hoạt động trên Shopee. Trong đó có hơn 7.000 thương hiệu và nhà phân phối, nhà bán lẻ trên toàn thế giới tham gia.
  • 7 quốc gia thuộc khu vực Châu Á là những khu vực mà sàn thương mại điện tử đa quốc gia Shopee đã có mặt.

Sự phát triển lớn mạnh thần kỳ này của Shopee một phần không nhỏ là nhờ vào mô hình kinh doanh thông minh của sàn thương mại này. Shopee xác định phát triển cả 3 mô hình kinh doanh là C2C, B2C và B2B. 

Trong đó, khi mới đánh vào thị trường Việt Nam (tháng 8/2016), Shopee khôn ngoan lựa chọn tập trung triển khai mô hình C2C tức Consumer to Consumer. Khi đó, vai trò của Shopee chỉ là kênh trung gian giúp các cá nhân (những nhà kinh doanh nhỏ, lẻ và vừa)  có thể mua bán trao đổi hàng hóa với nhau. Và cho đến thời điểm này, sau hơn 7 năm mô hình C2C này vẫn rất thành công với mình chứng là mạng lưới bán hàng xuyên quốc gia rộng lớn mà Shopee đã tạo nên.

Sau thời gian phát triển, từ nền tảng của mô hình kinh doanh C2C, Shopee đã mở rộng thêm mô hình B2C tức Business to Consumer. Với mô hình kinh doanh này, Shopee trở thành trung tâm kết nối giữa doanh nghiệp với người mua hàng. Mô hình kinh doanh của Shopee thể hiện rõ qua sự phát triển của Shopee Mall, được thành lập từ năm 2017. Tuy không phải là mô hình kinh doanh chính thức được Shopee phát triển nhưng mô hình B2B vẫn đang diễn ra trên Shopee dưới hình thức bán sỉ.

Mô hình kinh doanh của Shopee

Phân tích ưu điểm – nhược điểm mô hình kinh doanh của Shopee

Ưu điểm chiến lược kinh doanh của Shopee

1. Cách thức tham gia mô hình kinh doanh của Shopee khá dễ dàng:

Shopee còn cho phép bạn vừa bán hàng vừa mua hàng với 1 tài khoản, tạo nên sự tiện lợi cao cho người dùng. Chính vì vậy, lượng người đăng ký và sử dụng Shopee tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn sau khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

2. Danh mục hàng hóa trên Shopee đa dạng và phong phú:

Có thể nói Shopee là một trong sàn thương mại điện tử có lượng hàng hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy đồ gia dụng, thiết bị điện tử, văn phòng phẩm, sách, mỹ phẩm,… trên Shopee chỉ với một thao tác tìm kiếm. 

3. Chiến lược truyền thông sáng tạo với độ phủ mạnh mẽ:

Khi mua hàng trên Shopee bạn cũng sẽ được tặng nhiều ưu đãi từ Flash Sale các  voucher hấp dẫn khác như giảm giá, freeship, hoàn xu,…  Ngoài ra, Shopee cũng sẵn sàng đầu tư mời các đại sứ thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn đến giới trẻ Việt Nam như Sơn tùng MTP, BLACKPINK, Bảo Anh, Hương Giang,… để tham gia các chiến dịch truyền thông

4. Nhiều chính sách hỗ trợ tối ưu dành cho người bán:

Khi tham gia mô hình kinh doanh của Shopee, người bán hiện nay có tương đối nhiều chiết khấu hợp lý. Đặc biệt, Shopee thường xuyên triển khai quảng cáo và phát triển nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho người bán như hỗ trợ phí ship, voucher giảm giá,…

Nhược điểm của mô hình hoạt động trên Shopee

  • Chưa có chính sách kiểm duyệt mức độ uy tín của người bán hàng cũng như chất lượng sản phẩm.
  • Những tin quảng cáo không uy tín vẫn còn tồn tại trên Shopee.
  • Kênh bán hàng còn nhiều điểm thiếu sót gây khó khăn trong việc kinh doanh. Bởi vậy, khi bán hàng trên Shopee, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để phục vụ tốt hơn cho việc vận hành và kiểm soát doanh thu hiệu quả.

 

Mô hình kinh doanh Shopee

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về mô hình kinh doanh Shopee mà Atosa chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp việc khởi nghiệp của các bạn trên Shopee được dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Xem thêm: 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận