Mới đây, Shopee Việt Nam đã cho phép một số gian hàng online trên hệ thống được kinh doanh sản phẩm ra nước ngoài – Chương trình này được gọi là bán hàng quốc tế trên Shopee hay bán hàng toàn cầu Shopee. Hiện tại, chương trình đã được rất nhiều gian hàng ủng hộ. Bởi nó là cơ hội giúp cho các nhà kinh doanh mở rộng thị trường xuyên qua biên giới. Vậy bán hàng Shopee nước ngoài là gì? Cách bán hàng nước ngoài trên Shopee được thực hiện như thế nào? Nó có giống với bán hàng trong nước không? Để trả lời cho câu hỏi này, các bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây của Atosa nhé.

Bán hàng toàn cầu Shopee là gì?

Bán hàng toàn cầu Shopee là một chương trình thử nghiệm của Shopee. Nó cho phép các gian hàng kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee có cơ hội đưa sản phẩm, hàng hoá của mình lên bán tại các nền tảng Shopee của nước Đông Nam Á. Chương trình này được thực hiện bắt đầu từ ngày 18/6/2021 và áp dụng trên các nền tảng Shopee của Malaysia, Philippines, Singapore và Đài Loan

Bán hàng Shopee nước ngoài là gì

Bán hàng Shopee nước ngoài là gì?

Ưu nhược điểm khi bán hàng nước ngoài trên Shopee?

Như đã nói ở trên, bán hàng Shopee nước ngoài là một cơ hội miễn phí giúp cho nhiều nhà kinh doanh có thể mở rộng thị trường ra quốc tế. Mặc dù nó có nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm cũng không ít.

Ưu điểm

  • Thị trường kinh doanh được mở rộng.
  • Cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Tiếp thị được sản phẩm Việt Nam qua thị trường quốc tế thành công.
  • Tăng khả năng thu nhập hấp dẫn cho cửa hàng online.
  • Việc xử lý đơn hàng sẽ được diễn ra như bán hàng nội địa
  • Đội ngũ Shopee sẽ hỗ trợ Người bán về mảng chăm sóc khách hàng

Nhược điểm

Hiện tại, việc cho người kinh doanh bán hàng Shopee nước ngoài mới chỉ ở bước đầu thử nghiệm. Vì vậy nên dự án vẫn chưa được tối ưu và còn tiềm ẩn nhiều nhược điểm như:

  • Sản phẩm khó cạnh tranh vì giá cả tăng cao.
  • Hình thức kinh doanh này vẫn chưa cho phép người bán thiết lập điều chỉnh được giá sản phẩm.
  • Chủ gian hàng không thể trực tiếp hỗ trợ tư vấn sản phẩm cho đối tác.
  • Phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam qua nước ngoài khá cao vì đa phần đi bằng máy bay. Nên khó có thể cạnh tranh được với thị trường tại nước đó.

So sánh bán hàng nước ngoài và bán hàng bình thường

Bán hàng Shopee nước ngoài với bán hàng bình thường trong nước đều là hình thức kinh doanh online. Tuy nhiên, hai hình thức này cũng có những điểm giống và khác nhau như sau:

So sánh bán hàng nước ngoài và bán hàng bình thường

So sánh giữa bán hàng nước ngoài và bán hàng bình thường

>>> Xem thêm bài viết: Cách bán hàng trên Shopee hiệu quả

Giống nhau

  • Đều là kinh doanh thông qua hệ thống Shopee.
  • Đều cho phép người kinh doanh xử lý đơn hàng tại Kênh người bán trên hệ thống Shopee.
  • Đều áp dụng phí ship vận chuyển và điểm phạt như đơn hàng trong nước.
  • Quy trình đóng gói và giao hàng giống như đơn hàng trong nước.
  • Đều thanh toán qua ví Shopee.
  • Đều cho phép người kinh doanh sử dụng tài khoản bán hàng có liên kết kết ngân hàng tại Việt Nam

Khác nhau

  • Đăng bán sản phẩm: Những đơn hàng trong nước sẽ đăng bán sản phẩm theo quy định của Shopee Việt Nam. Còn những đơn hàng quốc tế sẽ đăng bán sản phẩm theo quy định của Shopee Việt Nam và Shopee Quốc tế.
  • Chăm sóc khách hàng: Các gian hàng kinh doanh trong nước có thể trực tiếp tư vấn, giải đáp với khách hàng thông qua khung Chat. Nhưng đơn hàng quốc tế thì Shopee sẽ chủ động trao đổi với người mua thay người bán.
  • Địa chỉ nhận hàng: Các đơn hàng quốc tế sẽ hiển thị cụm từ “Shopee International Platform” để phân biệt với đơn hàng trong nước.
  • Tỷ giá bán hàng: Shopee sẽ tự động quy đổi tỷ giá mà không cần thông báo hay cho phép người kinh doanh can thiệp.

Hướng dẫn kinh doanh bán hàng Shopee nước ngoài

Hiện tại, không phải bất cứ gian hàng nào cũng đều được bán hàng qua nước ngoài. Do đó, nếu có nhu cầu mở rộng thị trường, các bạn có thể thực hiện một số nhiệm vụ theo quy trình bán hàng dưới đây.

Tìm hiểu điều khoản bán hàng nước ngoài

Trước tiên, mọi tài khoản, gian hàng nếu muốn bán hàng Shopee nước ngoài thì đều cần phải tìm hiểu kỹ các điều khoản quy định về vấn đề kinh doanh này. Tại Điều khoản dịch vụ Shopee quốc tế, hệ thống sẽ giải trình một số một dung như sau:

  • Giải thích, định nghĩa một vài thông tin liên quan.
  • Trình bày Nội dung về cách đặt hàng, mua hàng Shopee nước ngoài.
  • Các quyền và nghĩa vụ của người bán.
  • Các quyền và nghĩa vụ của Shopee.
  • Uỷ quyền và cam đoan của người bán.
  • Thông tin về miễn trừ và giới hạn trách nhiệm.
  • Phí và thuế
  • Điều khoản chung,…

điều khoản bán hàng nước ngoài Shopee

Điều khoản bán hàng nước ngoài Shopee

Ngoài những nội dung trên, Điều khoản dịch vụ Shopee quốc tế còn có thêm một vài nội dung khác nữa. Các bạn có thể tìm hiểu toàn bộ thông qua đường link: https://shopee.vn/docs/6998?__classic__=1

Đăng ký tham gia bán hàng

Sau khi nắm bắt được điều khoản cần biết, các bạn có thể đăng ký bán hàng Shopee nước ngoài bằng cách thực hiện theo form tại đây: https://shopee.vn/program/form/902

Hãy điền đầy đủ thông tin cần thiết theo yêu cầu của Shopee, người kinh doanh cần đợi một thời gian để hệ thống kiểm tra chất lượng gian hàng của bạn và phản hồi.

Đăng bán hàng Shopee quốc tế

Nếu có cơ hội được lựa chọn bán hàng Shopee nước ngoài, các bạn không cần quan tâm về việc đăng bán sản phẩm như hình ảnh, mô tả, các tạo khuyến mãi,… Vì công việc này sẽ do Shopee quản lý. Hệ thống sẽ tự chọn lọc sản phẩm trong gian hàng của bạn để hiển thị trên các trang Shopee quốc tế.

Như vậy, tất tần tật những thông tin chi tiết liên quan tới cách bán hàng Shopee nước ngoài đã được chúng tôi tổng hợp trong nội dung trên. Trong thời gian tới, chắc chắn Shopee sẽ còn cập nhật thêm nhiều tính năng cài đặt mới cho hình thức bán hàng này được tối ưu hơn. Vì vậy, nếu còn thắc mắc về vấn đề gì thì các bạn có thể truy cập vào website của chúng tôi và đặt câu hỏi nhé!

Xem thêm:

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận