Home Quản lý bán hàng Phương pháp bán hàng 10 Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

10 Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

0
10 Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

Dù bạn kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nào thì việc thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vậy hãy cùng Atosa tìm hiểu ngay hơn 10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp nào cũng phải thuộc lòng nhé!

Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng kênh Marketing Online

Tạo Website

Tạo trang Website hay còn có thể hiểu là viết blog dù đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay vẫn là một trong những phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng tối ưu và tiết kiệm chi phí. 

Đối với cách tiếp cận này, bạn cần tạo ra những bài viết chất lượng, chỉn chu và cung cấp nhiều thông tin đắt giá để đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của khách hàng. Nếu làm được điều này thì chắc chắn website của bạn sẽ thu hút và tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng.

Tạo website bán hàng

Tối ưu các công cụ tìm kiếm (SEO)

Dành cho những bạn chưa biết thì SEO (Search Engine Optimization) tức là tối ưu công cụ tìm kiếm. Đây là phương pháp nhằm cải thiện thứ hạng hiển thị của các từ khóa, website trên trang chủ của công cụ tìm kiếm mà không mất một khoản phí nào. Đây là kênh Marketing Online vô cùng hiệu quả và thông dụng để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng của mình một cách tiềm năng.

Sử dụng Email Marketing

Cách tiếp cận này sẽ thu hút khách hàng truy cập hoặc ghé qua cửa hàng của bạn. Nội dung của các Email Marketing sẽ xoay quanh:

  • Giới thiệu sản phẩm mới bằng thư chào hàng hấp dẫn
  • Cung cấp các ưu đãi, cách bán hàng và chiết khấu dành riêng cho người đăng ký.
  • Gửi email giới thiệu các sản phẩm tương tự khi khách hàng mua hàng.
  • Tạo nội dung xoay quanh việc tạo kiểu và sử dụng sản phẩm của bạn để truyền cảm hứng cho khách hàng.

Email marketing

Tận dụng các kênh mạng xã hội

Truyền thông qua mạng xã hội (Social Media Marketing) là một trong những kênh tiếp cận khách hàng có sức lan tỏa rất rộng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng rất lớn. Các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter hay ngay cả Tiktok đều là những kênh truyền thông tiềm năng. Để thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng mạng xã hội này thì đòi hỏi nội dung của bạn phải hay, độc đáo, thú vị hoặc giàu thông tin cho khách hàng. Một số cách để bạn có thể truyền thông qua mạng xã hội bằng tài khoản cá nhân hoặc fanpage:

  • Đăng bài viết thường xuyên để thu hút khán giả của bạn.
  • Chọn các nền tảng xã hội có liên quan có đối tượng mà bạn muốn nhắm mục tiêu.
  • Giới thiệu sản phẩm của bạn bằng hình ảnh và video.
  • Thu hút khán giả của bạn bằng cách đặt câu hỏi, thiết lập cuộc thăm dò và đăng nội dung tương tác.

Tự động hoá tiếp thị với phần mềm quản lý khách hàng

Tự động hoá tiếp thị (Marketing Automation) là việc tự động hoá các tác vụ lặp đi lặp lại bằng cách sử dụng phần mềm và công nghệ. Ví dụ các thương hiệu có thể dễ dàng tạo tự động tổng hợp địa chỉ email và gửi thông tin đến các khách hàng tiềm năng. Tự động hoá tiếp thị nhìn chung sẽ giúp các thương hiệu:

  • Thu thập, phân tích mọi thông tin, hành vi người tiêu dùng
  • Xây dựng các chiến dịch marketing để nhắm tới các mục tiêu cụ thể
  • Truyền tải các thông điệp tiếp thị đúng thời điểm, đúng đối tượng

Sử dụng tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết có thể hiểu là cách truyền thông qua một đơn vị liên kết, họ sẽ quảng cáo sản phẩm và kiếm lợi nhuận từ việc nhận hoa hồng dựa trên lượt mua hàng thành công của khách. Cách tiếp cận khách hàng này đang dần trở thành xu thế vì chủ doanh nghiệp có thể nhìn thấy trực tiếp kết quả doanh thu còn đơn vị nhận quảng cáo không cần bỏ quá nhiều vốn để nhập hàng về bán.

Quảng cáo PPC

PPC hay hiểu đầy đủ là pay-per-click chính là phương thức truyền thông mà ở đó, mỗi khi quảng cáo của doanh nghiệp được truy cập vào thì họ phải trả phí. Hiểu một cách đơn giản thì đây là cách mua lượt truy cập thay vì chờ đợi những lượt truy cập tự nhiên. Doanh nghiệp của bạn có thể lựa chọn các vị trí đặt quảng cáo sao cho phù hợp với ngân sách, qua mỗi lần truy cập của khách hàng bạn có thể nhanh chóng thu được data của các khách hàng tiềm năng.

Quảng cáo PPC

Bán hàng trên các kênh thương mại điện tử

Hiện nay, bán hàng trên các kênh thương mại điện tử cũng là một trong những cách tiếp cận khách hàng tiềm năng thông dụng và được yêu thích. Bởi cách tiếp cận này giúp bạn target đúng với những nhóm khách hàng thực sự có nhu cầu một cách nhanh chóng. Một số kênh TMĐT của Việt Nam mà bạn có thể bán hàng như: Shopee, tiki, lazada,…

Tổ chức các minigame hoặc chương trình sale-off

Chắc hẳn chủ doanh nghiệp nào cũng nắm được cách tiếp cận này, đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả rất cao. Bởi theo tâm lý chung khách hàng nào cũng bị thu hút bởi các cơ hội mua hàng với giá hơi hay nhận quà miễn phí. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt được hành vi của khách hàng để tổ chức các mini game để thu hút khách hàng tham gia, mở nhiều các chương trình sale- off vào các dịp lễ lớn.

Xây dựng group, cộng đồng khách hàng doanh nghiệp

Thay vì tự đưa các thông tin để thuyết phục khách hàng về điểm mạnh của sản phẩm, bạn hãy tạo một “sân chơi” giúp các khách hàng có thể thoải mái trao đổi thông tin cũng như chia sẻ trải nghiệm cá nhân về sản phẩm. Vì vậy, xây dựng Nhóm Facebook xung quanh thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn được đánh giá là một cách tuyệt vời để kết nối với khách hàng.

Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng kênh truyền thống

Quảng cáo ngoài trời (Billboard ads)

Cách tiếp cận này sẽ phù hợp với các chiến dịch quảng cáo có quy mô và sự đầu tư của các doanh nghiệp. Bơi các quảng cáo ngoài trời này sẽ được để ở các vị trí “đắc địa”, đông người qua lại để tiếp cận gần nhất đến khách hàng tiềm năng. Trong thời đại 4.0 hiện nay thì quảng cáo ngoài trời vẫn là một cách tiếp cận khách hàng hiệu quả giúp bạn xây dựng thương hiệu, truyền tải thông điệp rộng rãi, chiến dịch hỗ trợ.

Quảng cáo ngoài trời

Tổ chức các sự kiện, các buổi tọa đàm chia sẻ

Thường các buổi tọa đàm, chia sẻ sẽ có sự xuất hiện của các chuyên gia trong ngành, qua đó các phát ngôn sẽ phần nào củng cố được niềm tin của khách hàng, giúp họ trở thành các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

 Tổ chức chương trình dùng thử sản phẩm

Đây là cách tiếp cận rất phù hợp và đem lại hiệu quả rõ rệt đối với các doanh nghiệp mới ra mắt sản phẩm và bắt đầu tiến vào thị trường kinh doanh. Không gì tiếp cận khách hàng và giúp họ phá bỏ rào cản một cách nhanh chóng hơn là tạo cơ hội để họ trực tiếp thử sản phẩm. Để tiếp cận đến khách hàng, doanh nghiệp sẽ đặt các quầy bày sản phẩm ở trung tâm thương mại, chợ truyền thống, siêu thị để thu hút khách hàng dùng thử. 

Tiếp cận khách hàng tiềm năng qua hoạt động xã hội

Các hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội (CSR) tuy doanh nghiệp không trực tiếp thấy sự thay đổi trong doanh số nhưng lại là cách tốt nhất để củng cố niềm tin của khách hàng cũng như brand love đối thương hiệu. Từ đó, khách hàng có thể tiếp cận được tệp khách hàng chất lượng trong tương lai.

Hợp tác với KOLs

Hiện nay, cụm từ KOLs (key Opinion Leader) đã không còn quá xa lạ với những ai làm marketing. những đối tượng, cá nhân hay một tổ chức có nền tảng về một kiến thức sản phẩm, hay là một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực, ngành nghề của họ. Các KOLs thì không hề có giới hạn trong bất kỳ lĩnh vực nào. Việc hợp tác với KOLs sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đến một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua bạn bè, những người theo dõi KOLs mà doanh nghiệp hợp tác. 

Hợp tác KOL

Hợp tác với những đối tác kinh doanh khác

Hiện nay thì việc mở rộng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh là cách tiếp cận khách hàng B2B vô cùng tốt và mang đến nhiều cơ hội mới. Dựa trên mối quan hệ win-win, cùng mang lại giá trị khách hàng cho cả đôi bên, khách hàng sẽ có lòng tin hơn với doanh nghiệp bạn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận, biến họ thành khách hàng tiềm năng dễ dàng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cần thiết về các cách tiếp cận khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp nào cũng cần biết. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những kiến thức hữu ích để đạt hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận