Nhu cầu ăn uống của con người ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Không chỉ dừng lại ở mức “ăn no” mà khách hàng còn muốn được “ăn ngon”. Những nhà hàng hải sản tươi ngon, dinh dưỡng nhờ đó mà cũng thu hút rất nhiều thực khách. Vì thế mô hình kinh doanh nhà hàng hải sản cũng phát triển hơn bởi nhu cầu lớn. Tuy nhiên độ cạnh tranh cũng khá cao khiến việc kinh doanh không hề dễ dàng.

Vậy cần chuẩn bị những gì để mở nhà hàng hải sản cũng như chiến lược ra sao để kinh doanh phát triển thuận lợi? Hãy cùng Atosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tiềm năng khi đầu tư kinh doanh nhà hàng hải sản

Hải sản là loại đồ ăn khá cao cấp, tươi sống và đem đến giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay không quá khó có thể thưởng thức hải sản, bạn không cần phải đến khu vực ven biển khi đã có rất nhiều cửa hàng hải sản trong thành phố.

Nhờ có thiết bị hiện đại, hải sản tươi sống được vận chuyển từ vùng biển và thả nuôi ở những bể chứa. Các bể hải sản này được trang bị hệ thống lọc nước, cung cấp oxy tối tân.

Các nhà hàng hải sản hiện nay là lựa chọn hàng đầu cho các gia đình, công ty… đên liên hoan tụ họp, tiếp đón khách. Khách hàng thường là ở mức thu nhập khá, có điều kiện, quan tâm đến chất lượng đồ ăn và dịch vụ. Hiện nay những nhà hàng sản cũng có rất nhiều món ăn cao cấp như tôm hùm Alaska, cua hoàng đế, bào ngư… Những sản phẩm ấy được nhiều người yêu thích vì giá trị dinh dưỡng, quý hiếm và được chế biến đặc biệt. Vì thế kinh doanh nhà hàng hải sản rất có tiềm năng và thu hồi vốn nhanh chóng.

Kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản

Có những mô hình kinh doanh nhà hàng hải sản nào?

Kinh doanh nhà hàng hải sản ven biển

Đây là loại hình kinh doanh thường thấy ở các khu du lịch, nghỉ dưỡng gần biển. Nhà hàng thường có thiết kế đơn giản, không gian mở rộng rãi, gẫn gũi, thoáng mát. Thường được bày trí bằng rất nhiều bể chứa hải sản với đa dạng chủng loại để thực khách có thể lựa chọn trực tiếp. Kiểu nhà hàng này rất được yêu thích vì người dùng có thể vừa thưởng thức hải sản thơm ngon vừa có thể ngắm được quang cảnh vùng biển.

Tuy nhiên, chi phí để mở được một cửa hàng ven biển không hề nhỏ. Đặc biệt là chi phí thuê mặt bằng ở những điểm du lịch nổi tiếng, hút khách.

Kinh doanh nhà hàng hải sản ven biển

Kinh doanh nhà hàng hải sản bình dân

Kheo kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản của nhiều người, đây là loại hình được nhiều người lựa chọn nhất. Nhà hàng hải sản bình dân có thể gặp ở bất cứ nơi đâu với thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng đủ rộng rãi.

Loại hình kinh doanh này phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau nhờ mức giá bình dân, phải chăng, đánh đúng vào kinh tế của khách hàng.

Kinh doanh nhà hàng hải sản bình dân

Nhà hàng hải sản phong cách sân vườn

Mô hình nhà hàng hải sản phong cách sân vườn có thiết kế đặc trưng là hài hoà với thiên nhiên, có nhiều cây cối. Loại hình này mang vẻ đẹp tự nhiên nhưng không kém phần tinh tế, phù hợp với những khách có thu nhập ổn định hoặc cao.

Nhà hàng hải sản phong cách sân vườn được nhiều người yêu thích vì không gian đặc biệt của quán, thường được lựa chọn là địa điểm để liên hoan, gặp mặt, tiệc chúc mừng,…

Nhà hàng hải sản phong cách sân vườn

Nhà hàng hải sản Buffet

Loại hình nhà hàng hải sản Buffet này khá phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Nó thu hút lượng lớn khách hàng nhờ mức giá phù hợp và công khai. Tuy nhiên, kinh nghiệm mở cửa hàng hàng sản buffet cho thấy bạn phải đầu tư nguồn vốn khá lớn. Do nhà hàng hải sản buffet cần không gian lớn, thoải mái và khu ăn uống bài trí rộng rãi. Thêm vào đó là chi phí cho nguyên liệu cũng rất lớn vì số lượng món phải chuẩn bị mỗi ngày là rất nhiều.

Nhà hàng hải sản Buffet

Kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản thành công

Chi phí mở nhà hàng hải sản là bao nhiêu?

Trước khi mở nhà hàng hải sản hay mở bất cứ cửa hàng nào khác, bạn đều phải lên chi phí nguồn vốn và dự trù cần thiết. Theo kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản, nhìn chung chỉ từ 100 triệu đồng là bạn có thể mở một cửa hàng quy mô nhỏ. Bạn có thể kinh doanh các món hải sản quen thuộc như ngao, ốc biển, mực, tôm cá…

Nếu bạn có kế hoạch mở một nhà hàng hải sản lớn hơn, để xác định được số vốn cần đầu tư, bạn cần xác định được:

  • Mô hình nhà hàng hải sản bạn muốn hướng đến? Gọi món bình dân hay Buffet?
  • Diện tích nhà hàng dự kiến? Vị trí mà bạn muốn mở hàng hàng là ở đâu?
  • Đối thủ cạnh tranh của nhà hàng bạn trong khu vực là những ai?
  • Mức phí cố định hàng tháng: mặt bằng, tiền hàng, nhân viên, điện nước là bao nhiêu?
  • Đối tượng, phân khúc khách hàng mà bạn muốn hướng tới?
  • Thời gian hoàn vốn sau bao lâu?

 

Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp

Mặt bằng luôn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh, bạn nên chọn vị trí cho nhà hàng ở những khu vực trung tâm, đông cư dân, có nhiều tòa nhà văn phòng hay những con phố ẩm thực đông người qua lại.

Tuỳ thuộc vào quy mô diện tích nhà hàng hải sản của bạn mà tìm một mặt bằng phù hợp. Đặc biệt lưu ý đến các biển quảng cáo ở mặt tiền nhà hàng thi thi công, đây là một yếu tố quan trọng giúp thu hút khách hàng.

Để chọn được một vị trí phù hợp cho cửa hàng hải sản, bạn cần bỏ ra nhiều thời gian để tìm kiếm và lựa chọn. Thêm nữa là hãy chọn những vị trí mặt bằng gần khu vực có nhiều đối tượng mục tiêu.

Nguồn hàng – nguyên vật liệu tươi ngon

Nguồn hàng hải sản chất lượng, tươi sống sẽ quyết định rất nhiều đến sự thành công của cửa hàng. Khi được thưởng thức những món ăn ngon, tươi sống và phục vụ chu đáo, khách hàng sẽ quay lại vào lần sau. Hiện nay có rất nhiều nguồn hàng hải sản tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng, bạn có thể tham khảo như:

Đối với các loại hải sản có sẵn trong nước

Bạn có thể nhập nguồn hàng hải sản sạch, tươi sống, chất lượng từ những ngư dân đánh bắt xa bờ tại các vùng biển trên cả nước như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định… Bạn cũng có thể nhập ở các chợ đầu mối hải sản lớn hoặc qua các nhà cung cấp hải sản từ các tỉnh thành ven biển. Các loại hải sản trong nước có thể kể đến như tôm, cua, cá, mực…

Hải sản tươi ngon

Đối với các loại hải sản nhập khẩu

Dù nhập hải sản từ nguồn trong nước hay từ nước ngoài, bạn cũng cần phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc của sản phẩm. Đặc biệt, cần đảm bảo nguồn hải sản nhập khẩu từ nước ngoài là uy tín, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đặc biệt đối với những sản phẩm nhập khẩu, quý hiếm, có giá trị như tôm hùm alaska, cua hoàng đế, bào ngư… cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, kiểm dịch và có chứng nhận yêu cầu gắt gao hơn.

Xây dựng thực đơn độc đáo, thu hút

Để thu hút được khách hàng, hãy xây dựng một menu với các món mới lạ, thu hút. Có thể có thêm những món khai vị bằng soup hay salad. Còn đối với các món ăn liên quan đến hải sản hãy chế biến theo nhiều hình thức khác nhau như: hấp, rang muối, nướng, xào me, xào bơ tỏi… Các món cao cấp có thể chế biến theo phong cách châu u, vừa ngon lại có cách bày trí đẹp mắt và thể hiện được đẳng cấp.

Thêm vào đó, hãy thiết kế menu cửa hàng ấn tượng, bắt mắt để khách hàng có thiện cảm với cửa hàng. Hãy sử dụng những phần mềm thiết kế chuyên nghiệp hoặc sử dụng dịch vụ thuê ngoài để có cho mình một menu quán đẹp nhất.

Đầu tư thiết bị nhà hàng

Bể kính nuôi hải sản

Để chất lượng hải sản luôn tươi sống, đảm bảo nhất nhà hàng cần lắp đặt các bể kính và sục lạnh. Cần trang bị bể kính nuôi hải hải có lắp đặt thiết bị lọc nước, hệ thống bơm oxy và nhiệt độ, độ pH được kiểm soát chặt chẽ. Các loại bể kính sẽ được nuôi từng loại hải sản phù hợp.

Bể kính nuôi hải sản

Các thiết bị bếp nhà hàng

Khu vực nhà bếp là bộ phận rất quan trọng của một nhà hàng hải sản. Đây là nơi đầu bếp tạo ra những món ăn thơm ngon và hấp dẫn. Do đó, khi có ý định mở một cửa hàng hải sản, bạn cần đầu tư trang thiết bị bếp hiện đại để phục vụ cho việc chế biến, bảo quản hải sản.

Một số trang thiết bị có thể kể đến như: bếp công nghiệp, tủ đông, tủ mát công nghiệp, thiết bị hút mùi hay các loại nồi hầm, chảo quân dụng…

Thiết bị order, thanh toán, quản lý nhà hàng

Nhà hàng hải sản của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp và thông minh hơn khi bạn ứng dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại vào bán hàng. Thay vì order món bằng giấy có thể gây nhầm lẫn thì bạn có thể order nhanh chóng bằng các thiết bị hiện đại.

Sau khi khách hàng gọi món, order được chuyển tự động đến bộ phận thu ngân và quầy bếp. Khi đó nhà bếp có thể lập tức chuẩn bị món, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.

Lập kế hoạch truyền thông, marketing

Không những thực hiện các hoạt động quảng cáo truyền thống như biển hiệu, biển quảng cáo, standee, menu, ấn phẩm mà nhà hàng hải sản còn phải mở rộng các chiến dịch truyền thông online. Các chương trình quảng cáo trên các kênh online giúp thu hút thêm nhiều khách hàng hơn.

Bạn cần có một chiến lược truyền thông cụ thể, đầu tư hình ảnh sản phẩm, các chương trình ưu đãi giảm giá, tặng voucher quà tặng… Bạn có thể tận dụng những kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram hay website cửa hàng, các trang chuyên về ẩm thực như Foody, lozi. Đặc biệt là kết nối với các ứng dụng giao hàng như GrabFood, Shopee food, Baemin…

Kết luận

Mở nhà hàng hải sản là cơ hội để kinh doanh, khởi nghiệp cũng như mở ra những cơ hội mới cho nhiều người. Tuy nhiên, để cửa hàng phát triển tốt và bền vững, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và lên kế hoạch cụ thể cho mình. Thêm vào đó, luôn phải trau dồi kiến thức, kỹ năng và áp dụng kinh nghiệm của những người đi trước. Hy vọng những thông tin trong bài viết này của Atosa đã giúp bạn tự tin hơn trên con đường mở cửa hàng hải sản.

Xem thêm: 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận