Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee – Quân bài chủ lực giúp thương hiệu tạo lập được màu sắc riêng cũng như từng bước chiếm lĩnh thị trường.

Trong khi những “anh lớn” đi trước như Lazada hay Tiki đã dần trở nên quen mặt với người tiêu dùng thì “em út” Shopee mới xuất hiện. Nhưng dù gia nhập vào thị trường muộn hơn, Shopee vẫn chứng tỏ sự phát triển vượt bậc khi được đánh giá là một trong những nền tảng thương mại điện tử trực tuyến có lượng đơn hàng lớn nhất tại Việt Nam.

Vậy điều gì đã làm nên cú vươn mình thần tốc của thương hiệu này? Cùng tìm đáp án trong bài viết về mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee dưới đây!

Giới thiệu tổng quan về Shopee

Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu khu vực Đông Nam Á và Đài Loan được vận hành bởi công ty công nghệ SEA Ltd – Một trong những startup kỳ lân lớn nhất Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore. Trước khi tiến vào lĩnh vực thương mại điện tử, tiền thân của công ty mẹ Shopee là Garena chuyên xuất bản, vận hành và phát triển các trò chơi trên nền tảng PC và di động. Ngoài ra, Nhà sáng lập Shopee là của tỷ phú Forrest Li – Nhân vật được biết đến là người đối đầu với Alibaba, Trung Quốc.

Ra mắt năm 2015, Shopee được xây dựng nhằm cung cấp cho người dùng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh. Chính vì vậy, hiện nay thương hiệu này đã nhanh chóng phủ sóng tại 8 quốc gia: Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Brazil. Đặc biệt tại Việt Nam, Shopee đã được xem là sàn thương mại điện tử có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng hiện nay.

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee

Trụ sở Shopee. Nguồn igenz.net

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Shopee

Phân tích đối thủ cạnh tranh của Shopee

Cho đến thời điểm hiện nay, thị trường thương mại điện tử vẫn là “một miếng bánh béo bở” mà ai cũng muốn nhảy vào đặc biệt khi đại dịch Covid đã khiến hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi một cách rõ rệt từ offline sang chuộng online hơn.

Bước chân vào một thị trường đã có những đối thủ cạnh tranh đáng gờm từ trước như Tiki hay Lazda đòi hỏi Shopee phải có những chiến lược riêng giúp thương hiệu không chỉ khác mà còn phải nổi bật hơn so với hai đối thủ còn lại. Nếu Tiki tập trung vào thế mạnh giao hàng nhanh chỉ trong 2 giờ thì Lazada lại tập trung vào những đợt sale lớn cũng như các hoạt động xã hội ngoài lề khác để thu hút người tiêu dùng.

Vì vậy, để chiếm được “miếng bánh thị phần” từ các anh lớn đi trước, Shopee đã liên tục đưa ra các đợt sale liên tiếp và hỗ trợ 100% phí vận chuyển cũng như phát triển các thể loại gamification như lắc xu, tích xu hàng ngày, trồng cây,… nhằm thu hút và giữ chân người dùng trong nền tảng. Không chỉ ngày càng đa dạng hóa mặt hàng, Shopee cũng rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và bằng chứng rõ ràng nhất là mục Shopee Mall trên nền tảng. Đây cũng là chiến lược lâu dài mà thương hiệu hướng đến.

mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Quyền thương lượng từ khách hàng

Những năm gần đây, đặc biệt là sau đại dịch Covid 19 đã chứng kiến sự lớn mạnh kinh ngạc của lĩnh vực thương mại điện tử, cùng với sự phát triển của công nghệ đã có những tác động sâu sắc đến ngành bán lẻ. Các nhà bán lẻ lớn nhỏ tham gia vào mô hình mới mẻ nhưng cũng đầy hấp dẫn này. Điều đó đồng nghĩa với việc không có nhiều chi phí chuyển đổi cho khách hàng.

Vì vậy, khả năng thương lượng của người mua trong ngành thương mại điện tử rất được quan tâm và chú trọng. Càng đảm bảo nhiều các yếu tố như hình ảnh thương hiệu, chất lượng sản phẩm/dịch vụ và giá cả có thể điều chỉnh khả năng thương lượng của thương hiệu. Đặc biệt trong giai đoạn mà hiện tượng “treo đầu dê, bán thịt chó” hay “ảnh trên mạng khác hàng thực tế” ngày càng nhiều thì niềm tin của khách hàng với mua hàng trực tuyến ngày càng giảm đi.

Để giải quyết vấn đề này, Shopee đã đưa ra những chính sách như: chính sách bảo vệ người bán & người mua lành mạnh, an toàn; bảo hiểm thời trang; khuyến khích khách hàng đăng tải phản hồi sản phẩm bằng hình ảnh, video và mở rộng nhiều phương thức thanh toán (COD, ATM, shopeepay…). Từ đó, giúp khách hàng có những trải nghiệm mua sắm sát với thực tế nhất.

Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp

Trong lĩnh vực này, các thương hiệu có ưu thế trong khi khả năng thương lượng của các nhà cung cấp chỉ dừng ở mức vừa phải. Bất kỳ một sự thay đổi về giá thiết bị từ số ít nhà cung cấp lớn cũng có thể tác động trực tiếp đến chi phí hoạt động bán lẻ của công ty thương mại điện tử. Và ngược lại, nếu sự hợp tác và kiểm soát đối với các nhà cung cấp chỉ dừng ở mức độ vừa phải lại đưa ra những hạn chế về ảnh hưởng thực tế của các nhà cung cấp đối với các thương hiệu thương mại điện tử.

Vì vậy, cũng giống với các sàn thương mại điện tử khác, Shopee cũng rất chú trọng với các mối quan hệ với nhà cung cấp với các quy tắc ứng xử bao gồm chất lượng, lao động, tiền lương cũng như tính bền vững. Mặc dù ngày càng có nhiều gương mặt mới trong ngành nhưng nhìn chung các nhà cung cấp cũng không có nhiều lựa chọn và do đó bị ràng buộc bởi các quy tắc mà các các sàn thương mại điện tử đặt ra.

Sự đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế

Chi phí chuyển đổi thấp của khách hàng là một trong những lý do khiến họ có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi giữa các nền tảng thương mại điện tử. Hiểu đơn giản, người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn mua hàng trên Tiki, Lazada hay bất kỳ các nền tảng thương mại điện tử, cơ sở bán lẻ nào khác nếu cảm thấy phù hợp. Sự đa dạng, sẵn có và giá thành cạnh tranh của những sản phẩm thay thế đã làm tăng áp lực của yếu tố này đối với Shopee.

Vì vậy, Shopee đã giảm thiểu áp lực này bằng cách tung ra các mã freeship, voucher, đợt sale lớn trong tháng, trong năm hay đa dạng các hình thức giảm giá khác như đổi xu, hoàn tiền,… Đồng thời thương hiệu cũng chú trọng đến việc đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng cũng như mang đến những trải nghiệm tốt nhất không chỉ với người mua mà ngay cả người bán.

Mối đe dọa đến từ những doanh nghiệp mới tham gia

Một áp lực khác của việc chi phí chuyển đổi thấp của người tiêu dùng chính là sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới tham gia trong ngành thương mại điện tử. Chính sự dễ dàng thay đổi hành vi mua sắm sang đối thủ cạnh tranh mà miếng bánh thị phần sẽ bị chia thành nhiều phần nhỏ hơn.

Tuy nhiên, cũng sẽ phải mất rất nhiều năm cũng như chi phí để có thể xây dựng một thương hiệu lớn mạnh như Amazon hoặc một thương hiệu có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Như vậy, mặc dù gần như “sinh ra ở vạch đích” khi được thường hưởng rất nhiều điểm mạnh từ công ty mẹ cũng như những người anh em nhưng nhờ áp dụng một cách thông minh mô hình 5 áp lực cạnh tranh này mà Shopee đã nhanh chóng trở thành một trong những “ông lớn” trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận