Chiết khấu thương mại là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp thương mại hay nhà phân phối lớn chắc chắn việc áp dụng các chương trình giảm giá cho khách hàng, khi đó người mua sẽ được hưởng chiết khấu thương mại. Nếu bạn cũng tò mò về chiết khấu thương mại thì Atosa sẽ chia sẻ thông tin chi tiết hơn trong bài viết dưới đấy nhé!

Chiết khấu thương mại là gì?

Thuật ngữ này được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC. Theo đó, chiết khấu thương mại là “khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.”

Như vậy, chiết khấu thương mại có thể hiểu đơn giản là phần chiết khấu mà doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do họ đã mua hàng hóa với khối lượng lớn đã ghi trên hợp đồng kinh tế thỏa thuận giữa 2 bên trước đó.

Chiết khấu thương mại là gì

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thanh toán là gì?

Cũng theo Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, chiết khấu thanh toán được giải nghĩa là “khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng”.

Như vậy khác với chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng. Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Các bên căn cứ chứng từ thu, chi tiền để hạch toán kế toán và xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Như vậy, bản chất của chiết khấu thanh toán đối với bên bán là một khoản chi phí tài chính và với bên mua là một khoản doanh thu. Vì là một khoản chi phí tài chính nên sẽ được xếp vào mức phí được trừ khi tính thuế.

So sánh chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Để hiểu rõ về hai thuật ngữ này, Atosa sẽ cung cấp đến bạn bảng so sánh sau:

Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toán
Định nghĩa Mức giảm giá của người bán dành cho người mua khi mua hàng đạt hoặc vượt định mức được thỏa thuận từ trước giữa 2 bên Mức giảm giá trực tiếp vào giá trị thanh toán khi người mua thanh toán cho người bán trước thời hạn thỏa thuận
Hóa đơn Số tiền được chiết khấu được ghi rõ trên hóa đơn. Đồng thời cũng có thể xuất cả hóa đơn chiết khấu để điều chỉnh giảm giá cho đơn vị mua hàng Không được trừ trực tiếp vào giá trị thể hiện trên hóa đơn mà người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán
Sự tác động đến doanh thu Làm giảm mức thuế Thu nhập Doanh nghiệp và thuế Giá trị Gia tăng vì được trừ trực tiếp trên doanh thu Làm tăng hoặc giảm thuế Thu nhập Doanh nghiệp vì được xem là khoản chi phí đối với bên bán, hoặc doanh thu từ hoạt động tài chính đối với bên mua

Hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thương mại

Khi đã nắm được các thông tin cơ bản về chiết khấu thương mại thì việc hạch toán chiết khấu thương mại cũng là một việc quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như người mua. Việc định khoản chiết khấu thương mại sẽ được thực hiện dựa theo Thông tư 200 và Thông tư 133. Sự khác biệt giữa hai Thông tư này chính là tài khoản kế toán doanh nghiệp dùng để phản ánh số chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm giá cho khách hàng. Cụ thể:

  • Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200: Sử dụng tài khoản 5211 (521)
  • Nếu doanh nghiệp sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133: Sử dụng tài khoản 511

 

Cách hạch toán chiết khấu thương mại

Cách hạch toán chiết khấu thương mại

Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên bán

Hạch toán kế toán đối với bên bán hàng có chiết khấu thương mại, kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cụ thể:

Căn cứ vào hóa đơn bán kế toán hạch toán:

Ghi tăng doanh thu và thuế GTGT đầu ra:

  • Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
  • Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra

 

Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng bán:

  • Nợ TK TK 632
  • Có TK 156

 

Căn cứ vào hóa đơn có chiết khấu, số tiền chiết khấu, kế toán ghi:

  • Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại
  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
  • Có TK 131: Phải thu của khách hàng

 

Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên mua:

Cũng như bên bán, bên mua cũng có thể hạch toán doanh thu mua và thuế đầu vào theo giá đã chiết khấu. Nếu bên mua sau nhiều lần mua hàng mới được hưởng chiết khấu thì cách hạch toán diễn ra như sau:

Khi mua hàng

  • Nợ TK 156: Hàng hóa
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp

 

Khi nhận được hóa đơn chiết khấu

Nếu khoản chiết khấu là của hàng còn tồn kho, ghi giảm cho giá vốn hàng tồn kho và thuế GTGT được khấu trừ:

  • Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
  • Có TK 156: Hàng hóa (phân bổ cho giá vốn hàng tồn kho)
  • Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

 

Nếu khoản chiết khấu là của hàng hóa đã tiêu thụ:

  • Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
  • Có TK 632: Giá vốn ( phân bổ cho hàng bán trong kỳ)
  • Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

 

Kết luận

Trên đây là những tất tần tật những thông tin cơ bản bạn cần nắm được về thuật ngữ chiết khấu thương mại cũng như các cách hạch toán chiết khấu thương mại đối với cả bên mua lẫn bên bán. Atosa hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn trong hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận