Home Quản lý bán hàng Phương pháp bán hàng Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh và chuẩn nhất

Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh và chuẩn nhất

0
Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh và chuẩn nhất
Cách tính % giảm giá

Việc tính phần trăm đặc biệt là phần trăm giảm giá sản phẩm xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nắm được cách tính phần trăm nhanh và chuẩn xác không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát lợi nhuận mà còn kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các chương trình khuyến mãi để kích cầu hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để có được sự cạnh tranh về giá mà vẫn đảm bảo doanh thu không bị lỗ. Vì vậy, việc nắm được cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm một cách hiệu quả và chính xác là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho các chương trình ưu đãi của doanh nghiệp trước đối thủ của họ.

Nếu bạn vẫn đang phân vân chưa tìm ra cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm chính xác và phổ biến hiện nay thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây của Atosa.

Tổng quan về phần trăm giảm giá

Tỷ lệ phần trăm là gì?

Xét theo lĩnh vực toán học, phần trăm là một tỷ số ở dạng phân số và có mẫu luôn bằng 100. Thông thường phần trăm sẽ được biểu hiện dưới dạng một số được làm tròn, đi kèm với đơn vị % phía sau đó, ví dụ: 2%, 15%, 100%,..

Trong đời sống hàng ngày, phần trăm nhìn chung được sử dụng để biểu thị mức độ chiếm, hay độ lớn của một lượng so với lượng khác. Ví dụ có 50 bút bi màu xanh trong hộp 100 bút bi các màu thì có thể nói cách khác là số bút bi màu xanh chiếm tỉ lệ 50% trên tổng số bút bi có trong đó.

Phần trăm giảm giá là gì?

Tương tự, phần trăm giảm giá có thể hiểu là sản phẩm bạn muốn mua có mức giá bán đã được giảm so với mức giá gốc ban đầu. Số tiền giảm sẽ được biểu hiện ở dạng làm tròn, kèm theo ký hiệu đơn vị phần trăm (%) phía sau. Như vậy, có thể hiểu đơn giản là giá bán mới của sản phẩm giảm bằng một số phần trăm nào đấy so với giá tiền ban đầu.

Phần trăm giảm giá được sử dụng khi nào?

Phần trăm giảm giá thường được sử dụng khi các doanh nghiệp, cửa hàng sử dụng trong các chương trình ưu đãi, khuyến mại nhằm tri ân, khích thích khách hàng mua một số sản phẩm nhất định hoặc xả hàng tồn kho. Vì vậy, phần trăm giảm giá sẽ được áp dụng trong quá trình mua bán sản phẩm. Người mua có thể dựa vào con số phần trăm giảm hoặc tăng giá để tính toán và mua được với mức giá tốt nhất.

Cách tính $ giảm giá

Cách tính phần trăm giảm giá chuẩn nhất hiện nay

Để các doanh nghiệp có thể tính toán một cách chính xác cho các chương trình ưu đãi cũng như người tiêu dùng có thể tính được phần trăm giảm giá của sản phẩm một cách nhanh chóng trong quá trình mua hàng, Atosa gợi ý hai cách tính phần trăm giảm giá chuẩn nhất hiện nay:

Cách thứ nhất

Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá)/100)

Với phép tính trên, món hàng được giảm giá x% thì số tiền sau khi giảm mà khách hàng phải trả là (100-x)%. Ví dụ sản phẩm “Kem sữa dừa” giảm giá 10% thì thành tiền mua hàng là 90% giá tiền gốc.

Cách thứ hai

Số tiền sau giảm giá = Giá gốc – (Giá gốc x phần trăm giảm giá)

Với cách tính này, số tiền mà khách hàng phải trả sau khi giảm giá bằng số tiền giá gốc trừ đi số tiền đã giảm. Trong đó, số tiền đã giảm được tính bằng số tiền gốc nhân với phần trăm giảm giá. Áp dụng vào ví dụ trên, ta có sản phẩm “Kem sữa dừa” với giá gốc là 80.000VND, giảm giá là 10%:

Số tiền đã giảm = 80.000 x 10% = 8.000 (VND)

Số tiền sau giảm giá = 80.000 – 8.000 = 72.000 (VND)

Cách tính phần trăm giảm giá trong Excel. Google Sheet

Hiện nay, nhằm tiết kiệm thời gian và tăng độ chuẩn xác, bạn có thể dễ dàng tính phần trăm giảm giá qua Excel và Google Sheet. Bằng cách này, bạn có thể tránh được sai sót khi xử lý các file có dữ liệu lớn.

Ví dụ: Cửa hàng mỹ phẩm A đang chạy chiến dịch khuyến mãi nhân dịp Giáng sinh với ưu đãi 50%. Để tính phần trăm giảm giá cho từng mặt hàng, bạn có nhập số liệu trong Excel theo 2 cách như sau.

Chúng ta cùng thực hành với công thứ thứ nhất đã đề cập ở trên:

Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá)/100)

Theo đó, ở ô dữ liệu mà bạn muốn cho ra kết quả giá tiền sau khi giảm, bạn chỉ cần nhập công thức: = A2*((100-B2)/100). Trong đó A2 là ô tính chứa giá gốc và B2 là phần trăm giảm giá.

Ở công thức thứ hai ở trên:

Số tiền sau giảm giá = Giá gốc – (Giá gốc x phần trăm giảm giá)

Theo đó với công thức cách tính giảm giá trong excel sử dụng như sau. Tại ô dữ liệu mà bạn muốn cho ra kết quả giá tiền sau khi giảm bạn nhập: = A2-A2*B2/100. Trong đó A2 là ô tính chứa giá gốc và B2 là phần trăm giảm giá.

Cách tính phần trăm giảm giá trong excel

Cách tính giảm giá trong excel – Công thức tính giảm giá trong excel

Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá

Trong trường hợp khách hàng mua sản phẩm với mức giá công khai sau khi đã giảm x% so với mức giá gốc. Không ít người đặt ra câu hỏi là giá gốc của sản phẩm là bao nhiêu? Atosa gợi ý cho bạn một cách tính giá tiền gốc của sản phẩm vô cùng đơn giản với công thức sau:
Giá tiền gốc = Giá tiền sau khi giảm giá / Phần trăm còn lại sau khi đã được chiết khấu

Cách tính phần trăm tăng giá sản phẩm

Tương tự như vậy, chủ doanh nghiệp nếu muốn tính toán tăng mức giá sản phẩm lên bao nhiêu thì hợp lý cũng có thể sử dụng công thức sau:

Giá tiền sau khi tăng giá = giá tiền gốc x [(100% + % tăng giá)/100]

Ví dụ: Sản phẩm đệm ngủ với mức giá 1.000..000 VND, mức giá mới sẽ được tăng 10% so với giá gốc ban đầu. Vậy giá sản phẩm sau khi tăng là bao nhiêu?
Cách tính: 1.000..000 X [(100% + 10%)]/100) = 1.100.000 (VND)

Một số cách tính phần trăm khác trong kinh doanh

Cách tính phần trăm tăng trưởng kinh doanh

Phần trăm tăng trưởng là một khái niệm vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Việc tính phần trăm tăng trưởng rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi số liệu này sẽ cho biết mức độ phát triển của của doanh nghiệp đó là nhanh hay chậm, tăng hay giảm so với các kỳ trước. Công thức tính phần trăm tăng trưởng cũng rất đơn giản:

% Tăng trưởng = (X – Y) / Y x 100

Trong đó Y là lợi nhuận hay doanh thu cần để so sánh của mốc thời gian mới, A là lợi nhuận hay doanh thu của mốc thời gian cũ dùng để so sánh.

Cách tính phần trăm lãi suất ngân hàng

Tiền lãi ngân hàng thực chất giá dịch vụ mà bạn phải trả cho ngân hàng khi tham gia vay vốn hoặc gửi tiết kiệm. Mỗi ngân hàng sẽ có một mức lãi suất khác nhau và trong một vài trường hợp nào đó hoặc do ảnh hưởng nền kinh tế cả nước mà lãi suất bị giảm đi một con số nhất định. Khi đó nếu bạn cần xác định khoản tiền khi vay vốn có thể sử dụng công thức tính phần trăm giảm giá như đã chia sẻ ở trên.

Kết luận

Chắc chắn đến đây bạn đã nắm được cơ bản các kiến thức về phần trăm giảm giá cũng như bỏ túi kha khá các công thức tính phần trăm giảm giá hay tăng giá sản phẩm chính xác hiện nay. Bên cạnh đó, còn rất nhiều cách tính liên quan đến phần trăm hữu ích khác sẽ được Atosa liên tục cập nhật và gửi đến các bạn.

ATOSA Shopee Ads - Giải pháp Marketing tổng thể trên sàn Shopee

ATOSA Shopee Ads là giải pháp phần mềm hỗ trợ Marketing trên sàn thương mại điện tử Shopee. ATOSA sẽ giúp các Seller nghiên cứu thị trường, phân tích sản phẩm, lựa chọn được những sản phẩm bán hàng hiệu quả trên sàn Shopee. Bên cạnh đó ATOSA sẽ giúp khách hàng triển khai các chiến dịch Marketing hiệu quả, tối ưu quảng cáo Shopee Ads giúp tiết kiệm chi phí, thu hút khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi, bùng nổ doanh thu.

Giải pháp gồm các tính năng:

  • Duy trì TOP hiển thị – Bùng nổ doanh thu
  • Phân tích đối thủ
  • Khảo sát thị trường
  • Kiểm tra vị trí quảng cáo và vị trí SEO tìm kiếm
  • Phân tích tìm kiếm từ khóa
  • Chống Click tặc/ Tiết kiệm chi phí
  • Đấu thầu tự động
  • Flash Sale
  • Thêm/Xóa từ khóa
  • Tối ưu hóa quảng cáo Shopee Ads

Phần mềm ATOSA hỗ trợ các nhà bán hàng chạy quảng cáo tự động, mang đến cơ hội:

  • Tiết kiệm đến 50% chi phí và thời gian
  • Gia tăng 200% doanh thu

Có rất nhiều chương trình khuyến mãi và gói sản phẩm với mức giá vô cùng hấp dẫn.

Hãy nhanh đăng ký ngay >>> TẠI ĐÂY

Đăng ký dùng thử để nhận tài khoản trải nghiệm miễn phí trọn bộ công cụ Atosa TẠI ĐÂY.

Đăng ký dùng thử Atosa miễn phí

Xem thêm:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận