Home Case Study Chiến lược marketing giúp Shopee nắm “Ngôi Vương” Thương Mại Điện Tử

Chiến lược marketing giúp Shopee nắm “Ngôi Vương” Thương Mại Điện Tử

0
Chiến lược marketing giúp Shopee nắm “Ngôi Vương” Thương Mại Điện Tử
Phân tích chiến lược marketing của Shopee

“Shopee”

Từ khóa được thảo luận nhiều nhất về Thương mại điện tử (TMĐT)

Đứng đầu trong các trang TMĐT tại Việt Nam (theo tiêu chí của YouGov)

Trở thành “top of mind” của người tiêu dùng khi nói đến “mua sắm online”…

Tại Việt Nam, mặc dù là kẻ “đến sau” so với những đối thủ cạnh tranh lớn khác như: Tiki, Lazada, Sendo… nhưng Shopee đã vượt qua được rào cản đó và mạnh mẽ vươn lên trở thành “mãnh hổ” trong lĩnh vực TMĐT.

Và chắc hẳn, để có được những thành tích đáng nể và vị thế ngày hôm nay, không thể không kể đến chiến lược Marketing vô cùng độc đáo và đáng học hỏi của Shopee.

Vậy những chiến lược ấy là gì? Hãy cùng Atosa tìm hiểu chiến lược marketing của Shopee qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung về Shopee

Trước khi đi phân tích sâu từng chiến lược Marketing của Shopee, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về sàn TĐMT có nhiều lượt truy cập nhất tại Việt Nam này nhé!

Shopee được thành lập bởi tập đoàn SEA vào năm 2015 tại Singapore. Đây là nền tảng Thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á và Đài Loan. Shopee ra đời với mục tiêu mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu, đơn giản và an toàn thông qua hệ thống thanh toán trực tuyến.

Shopee phủ sóng tại 7 quốc gia khu vực Châu Á, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Philippines và ngày 8/8/2016 chính thức xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Vào năm 2021, Shopee là cái tên duy nhất trong các nền tảng TMĐT lọt TOP 3 “Thương hiệu tốt nhất tại Việt Nam” cũng như lọt TOP 5 BXH Thương hiệu tốt nhất toàn cầu.

Trụ sở chính của Shopee

Shopee và những đối thủ cạnh tranh “tầm cỡ”

Thương mại điện tử là xu thế tất yếu trong những năm gần đây, điều đó kéo theo việc rất nhiều ông lớn nhảy vào “cuộc đua” này và tranh giành thị phần về phía mình.

Nhắc đến đối thủ cạnh canh của Shopee, chúng ta không thể không nhắc đến Lazada – thương hiệu con được Alibaba rót vốn. Ngoài ra, tại nhiều thị trường hãng không thể thiếu được những đối thủ cạnh tranh nội địa trực tiếp. Ví dụ tại Việt Nam, những cái tên như: Tiki, Sendo, Adayroi… cũng là những cái tên “đáng gờm” cạnh tranh cùng Shopee.

Khách hàng mục tiêu của Shopee

Thị trường mục tiêu của Shopee khá rộng lớn, đó là những quốc gia khu vực Đông Nam Á và Đài Loan nên khách hàng mục tiêu của Shopee vô cùng đa dạng. Có thể nói khách hàng mục tiêu của Shopee là toàn bộ người tiêu dùng ở mọi nơi và mua sắm mọi lúc
Đặc biệt, “kẻ” dẫn đầu cuộc đua TMĐT này tập trung chuyên sâu vào những ai có nhu cầu về thời trang, thẩm mỹ cũng như làm đẹp. Theo thống kê từ Metric.vn nửa đầu năm 2022 cho thấy, hai Ngành hàng Sắc đẹp và Thời trang Nữ chiếm tổng sản phẩm đã bán lớn nhất ở mọi phân khúc giá của Shopee.

Phân tích chiến lược marketing 4P của Shopee

Chiến lược marketing của Shopee về sản phẩm (Product)

Với vai trò là một sàn Thương mại điện tử, sản phẩm cốt lõi của Shopee là một thị trường trực tuyến. Là nơi giúp người mua, người bán tìm đến để thực hiện những giao dịch mua sắm thông qua Internet.

Một trong những nguyên nhân “hút khách” của Shopee phải kể đến việc “địa phương hóa” cho từng thị trường. Ngoài việc phát triển ứng dụng dành riêng cho mỗi quốc gia, Shopee còn tối ưu trang web với nhiều ngôn ngữ khác nhau, giao diện tùy chỉnh theo thói quen sử dụng của khách hàng.

Shopee cung cấp sản phẩm thông qua website và ứng dụng trên điện thoại di động. Với mục tiêu đơn giản hoá hoạt động mua sắm của khách hàng, ứng dụng Shopee được thiết kế theo lối đơn giản, tiện lợi và tối ưu nhất.
Hiện nay, Shopee cung cấp một gian hàng chính hãng với tên gọi là Shopee Mall và có dịch vụ Shopee 4h (giao hàng hỏa tốc chỉ trong vòng 4 tiếng cho các đơn hàng nội thành Hà Nội và Tp. Hồ Chí minh).

Và để tăng trải nghiệm khách hàng cũng như kết nối gần hơn người mua và người bán, Shopee còn còn cung cấp thêm các tính năng như Shopee Live, Shopee Chat, Shopee Feed…

Sàn TMĐT Shopee

Chiến lược marketing của Shopee về giá (Price)

Chiến lược về giá là một trong những chiến lược quan trọng nằm trong tổng thể chiến lược Marketing của Shopee.

Bạn có thể dễ dàng mở gian hàng trên Shopee một cách miễn phí cùng với nhiều chương trình “trợ giá” cho người bán. Shopee kích thích những chủ hộ kinh doanh mở gian hàng trên sàn với hàng loạt chương trình ưu đãi, hỗ trợ giá sản phẩm trở thành “deal sốc”…

Không những vậy, Shopee cũng có một cơ chế hỗ trợ phí ship khá… “mở cửa” cho khách hàng. Hàng loạt mã code Free Shipping được tung ra để gia tăng sức mua của người dùng khi sử dụng ứng dụng Shopee. Với việc hỗ trợ giá từ phía người bán lẫn người mua đã khiến Shopee trở thành ứng dụng hấp dẫn hơn so với các đối thủ.

Chiến lược marketing của Shopee về phân phối (Place)

Shopee hoạt động dưới dạng sàn Thương mại điện tử, trung gian kết nối người mua và người bán trên nền tảng trực tuyến.

Dù mới gia nhập vào Việt Nam từ năm 2016, nhưng Shopee đã giành được những thành tích qua những con số ấn tượng. Tính đến quý I/2022, trang web Shopee chứng kiến 84,5 triệu lượt truy cập/tháng (Nguồn: iPrice). Đồng thời, thương hiệu cũng là cái tên duy nhất là ứng dụng mua sắm lọt “Top 10 ứng dụng được tải nhiều nhất quý I năm 2022” với hơn 100 triệu lượt tải (Nguồn: Adsplus.vn).

Không chỉ vậy, ngoài việc kết hợp cùng những đối tác vận chuyển hàng đầu, Shopee còn mở rộng bằng việc đội ngũ giao hàng của riêng mình để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất, nhận đơn nhanh nhất có thể.

Chiến lược marketing của Shopee về xúc tiến (Promotion)

Việc đẩy mạnh xúc tiến là yếu tố cốt lõi, được ví như “kim chỉ nam” trong toàn bộ chiến lược marketing của Shopee.

Shopee tập trung quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội lớn và phổ biến ở Việt Nam như Facebook, Google, Youtube. Cùng với đó là sự xuất hiện dày đặc trên các phương tiện công cộng, biển báo OOH, trên TV…

Ngoài ra, Shopee đẩy mạnh hình thức Affiliate Marketing giúp gia tăng lượng lớn khách hàng truy cập ứng dụng và mua sắm trên sàn. Thông qua hình thức này, các đối tác tiếp thị có thể nhận % hoa hồng từ việc giới thiệu thành công và giúp Shopee tiết kiệm được chi phí tiếp thị.

Cùng với đó, không thể không nhắc đến những chiến dịch sale vào những dịp lễ lớn, dịp cuối năm hay những cả ngày có số ngày trùng… số tháng (9.9 – 10.10 -11.11…) đầy độc đáo của Shopee.

Một vài chiến dịch marketing độc đáo của Shopee

TVC viral

TVC bắt trend với những câu hát, giai điệu cực bắt tai chính là “đặc sản” trong chiến lược Marketing của Shopee. Đây có thể coi là một trong những kế hoạch lâu dài mà hãng hướng đến. Thông qua làn sóng trend bất kỳ, Shopee tận dụng thành công để thu hút và tạo được lượng thảo luận lớn từ cộng đồng mạng.

Sự viral nhanh chóng của TVC đem đến tỉ lệ chuyển đổi cao đột phá ở một số thời điểm. Một vài chiến dịch thành công trở thành TVC triệu view điển hình phải kể đến như: Baby Shark (Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng), bản remake hit DDU-DU DDU-DU kết hợp với Blackpink…
Tận dụng sức hút từ Influencers

Shopee kết hợp với blackpink

Việc tận sử dụng người nổi tiếng làm đại diện thương hiệu là chiến lược marketing được Shopee ứng dụng rất hiệu quả. Sàn thương mại điện tử này rất khôn khéo trong việc lựa chọn và cũng không ngại bỏ ra một số tiền cực lớn để mời được những nhân vật “khủng” nhằm quảng bá thương hiệu cho mình.

Ở Việt Nam, Shopee “chọn mặt gửi vàng” cho nhiều ngôi sao hạng A nổi tiếng như: Bảo Anh, Sơn Tùng MTP, Hương Giang…

Ở nước ngoài, Shopee càng thể hiện độ “chịu chơi” khi kết hợp cùng những ngôi sao lớn có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới như: BLACKPINK, NCT, Ronaldo, Chính nhờ sức hút, tầm ảnh hưởng cùng lượng fan đông đảo của các Influencers đã góp phần giúp Shopee đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu và tiếp cận thêm nhiều khách hàng.

“Địa phương hóa” các nội dung truyền thông

Như Atosa đã đề cập ở phía trên, Shopee luôn hướng đến tính nội địa với từng thị trường mà mình đặt chân đến, điều đó cũng đúng trong các chiến dịch Marketing của hãng. Shopee lựa chọn người dân bản địa trở thành nhân viên của mình để có thể hiểu được văn hoá, phong tục của từng quốc gia, địa phương

Ngoài ra, Shopee còn lựa chọn Influencers dựa theo sự phù hợp và độ ưa thích của người dân địa phương cũng như sẵn sàng thay đổi để có thể đáp ứng mong muốn, yêu cầu của người dùng từng vùng miền.
Với chiến lược địa phương hóa đầy thông minh, Shopee đã thành công trong việc chinh phục và chiếm trọng niềm tin của người dùng ở nhiều khu vực.

Slogan, màu sắc thương hiệu ấn tượng

“Thích shopping, lướt shopee” – câu slogan ngắn gọn nhưng đầy vui nhộn và đặc biệt vô cùng bắt tai. Tính chất ngắn gọn từ các câu slogan của shopee cũng thể hiện độc đáo qua nhiều TVC đã phát hành. Thậm chí, có chiến dịch quảng cáo của Shopee còn sử dụng câu slogan rất chân thật nhưng cũng rất gần gũi như “Mua tất ở Shopee”. Tất cả như đều truyền tải lên được thông điệp: trên Shopee có mọi mặt hàng, muốn mua sắm thì cứ lên đó thôi!

Thích shopping lướt shopee

Ngoài ra, sàn TMĐT số một Việt Nam lựa chọn sắc màu cam nổi bật làm màu đại diện thương hiệu. Ngoài việc tạo cảm nhận về sức sống tràn trề đầy năng lượng, sắc cam còn gây ấn tượng cho người xem, tạo sự đặc trưng cho Shopee.

Lời kết

Bài viết dưới đây đã giúp bạn có những cái nhìn tổng quan về chiến lược Marketing của Shopee. Với việc ứng dụng chiến lược marketing hiệu quả đã giúp cho Shopee trở thành thương hiệu quen thuộc và có chỗ đứng trong tâm trí của các “tín đồ” Shopping Online tại Việt Nam.

Theo đó, Shopee đã trở thành địa chỉ bán hàng tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp.

Xem thêm: 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận