Home Quản lý bán hàng Phương pháp tính giá xuất kho mới nhất và chính xác nhất 2023

Phương pháp tính giá xuất kho mới nhất và chính xác nhất 2023

0
Phương pháp tính giá xuất kho mới nhất và chính xác nhất 2023
Phương pháp tính giá xuất kho

Trong một doanh nghiệp, các mặt hàng có thể nhập từ nhiều nguồn khác nhau với mức giá có thể cũng chênh lệch ít nhiều. Khi đó, doanh nghiệp cần tính toán một giá xuất kho chung cho loại mặt hàng này nếu xảy ra trường hợp tồn kho cuối kỳ. Vậy có các phương pháp tính giá xuất kho nào mới và chính xác nhất năm 2023? Cùng Atosa khám phá ngay bạn nhé!

Các phương pháp tính giá xuất kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC

Hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng là các mặt hàng được nhập vào để phục vụ trong quá trình sản xuất hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, không phải cứ cùng một loại hàng hóa thì mức giá nhập cũng giống nhau, vì vậy khi mặt hàng đó rơi vào tình trạng tồn kho sẽ cần có một mức giá chung để xuất kho. Khi đó, doanh nghiệp sẽ cần tính giá xuất kho cho mặt hàng tồn kho.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC sẽ có 03 phương pháp chính để tính giá xuất kho:

  • Phương pháp bình quân gia truyền
  • Phương pháp tính theo giá đích danh
  • Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

 

Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn có thể áp dụng phương pháp nhập sau, xuất trước.

Phương pháp tính giá xuất kho

Phương pháp tính giá xuất kho theo bình quân gia truyền

Với phương pháp này, giá trị hàng hóa, vật tư được xác định bằng bình quân của giá trị hàng hóa, vật tư nhập trong kỳ và tồn đầu kỳ chia cho tổng số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào và tồn đầu kỳ.

Tùy theo thời điểm tính giá trị trung bình của hàng hóa xuất kho, phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền sẽ được chia thành phương pháp bình quân cuối kỳ (thường là tháng) và phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Cụ thể:

Phương pháp bình quân cuối kỳ:

Giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ (thường là mỗi tháng) được xác định bằng tổng giá trị từng loại hàng hóa, nguyên vật liệu tồn đầu tháng và nhập trong tháng đó chia cho tổng số lượng tương ứng của hàng hóa, nguyên vật liệu tồn đầu tháng và nhập trong tháng:

Đơn giá xuất kho =

(Giá trị tồn kho đầu hàng + Tổng giá trị hàng nhập trong tháng)


(Số lượng hàng tồn kho đầu tháng + Tổng số lượng hàng nhập trong tháng)

Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập:

Sau mỗi lần nhập từ mua hàng hoặc sản xuất, đơn vị sẽ thực hiện tính lại giá trị của hàng hóa, vật tư tồn kho đó. Vì thế giá trị xuất kho của từng lần sẽ được tính như sau:

Đơn giá xuất kho lần i

Tổng giá trị tồn kho ngay trước xuất kho lần i


Tổng số lượng tồn kho ngay trước xuất kho lần i

Phương pháp tính theo giá đích danh

Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Như vậy, cách tính của phương pháp này rất đơn giản và dễ hiểu là đơn giá xuất kho theo giá trị nhập kho tương ứng của chính mặt hàng đó.

Đơn giá xuất kho của lô hàng hoặc mã hàng Tổng giá trị đơn giá nhập kho của lô hàng hoặc mã hàng tương ứng

Ví dụ:

Ngày 14/09/2023 doanh nghiệp A xuất kho 30.000 cốc, thuộc 3 lô nhập chi tiết như sau:

  • 15.000 cái nhập ngày 02/09/2022 – đơn giá nhập: 10.000đ/cái – giá trị nhập: 150.000.000 đồng;
  • 10.000 cái nhập ngày 10/09/2022 – đơn giá nhập: 15.000đ/cái – giá trị nhập: 150.000.000 đồng;
  • 5.000 bát nhập ngày 05/07/2021 – đơn giá nhập: 12.000đ/cái – giá trị nhập: 60.000.000 đồng.

 

Vậy tổng giá trị xuất kho ngày 14/09/2023 là:

150.000.000 + 150.000.000 + 60.000.000 = 360.000.000 đồng

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Phương pháp này dựa trên giả định hàng hóa nào nhập trước sẽ được xuất trước, lượng hàng hóa nhập trước xuất hết rồi mới xuất lượng hàng hóa nhập sau. Hàng tồn kho còn lại sẽ thuộc những lần nhập gần thời điểm hiện tại nhất.

Phương pháp nhập sau, xuất trước

Hàng hoá nào mua vào sau cùng sẽ được xuất trước. Vì vậy, tương đối ít doanh nghiệp chọn phương pháp này mà chủ yếu chỉ thích hợp với giai đoạn lạm phát.

Kết luận

Trên đây là 4 cách tính giá xuất kho cho hàng tồn kho được Atosa cập nhật mới nhất năm 2023. Hy vọng rằng những kiến thức hữu ích trên có thể giúp ích cho việc kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp bạn.

Xem thêm:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận