Quản lý kho là một hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể cân bằng giữa nhu cầu dự trữ hàng hóa và hoạt động sản xuất. Quản lý kho hiệu quả góp phần giảm chi phí và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Do đó, việc cần làm là phải có cách thức quản lý kho hàng, kho dự trữ nguyên vật liệu một cách phù hợp.

Ngay bây giờ, để hiểu rõ hơn về kho cũng như cách quản lý kho hiệu quả, chúng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây!

Kho là gì?

Kho được dùng để lưu trữ, dự trữ và bảo quản hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư của doanh nghiệp. Kho là một loại hình cơ sở logistics, các nguyên vật liệu được dự trữ trong kho được sử dụng với mục đích: cung ứng cho khách hàng, cho hoạt động xây dựng, sản xuất một cách tiết kiệm nhất.

Kho là gì

Kho hàng

Quản lý kho là gì?

Quản lý kho hàng hay kho vật tư là việc thực hiện những hành động liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức, bảo quản, kiểm soát các thông tin về hàng hoá vật tư. Quản lý kho nhằm đảm bảo cho tính liên tục trong sản xuất, nhờ đó có thể phân phối hàng hóa, nguyên vật liệu kịp thời.

Hoạt động quản lý kho hiệu quả góp phần giảm chi phí lưu thông và sử dụng tối ưu nguồn cơ sở vật chất, nhân lực của kho.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sơ đồ kho hàng là gì? Các bước vẽ sơ đồ kho hàng đơn giản nhất

Mô tả công việc quản lý kho mới nhất

Tiếp nhận thông tin và làm thủ tục nhập – xuất hàng

Đầu tiên, việc cần làm khi quản lý kho là bạn cần tiếp nhận những thông tin và làm thủ tục nhập – xuất. Từ đó, bạn có thể nắm được lượng hàng hoá có trong kho và có những số liệu để đối soát khi có yêu cầu.

Lượng hàng hoá lớn, xuất – nhập liên tục có thể xảy ra những sai sót nhất định. Do đó, hãy luôn chủ động tiếp nhận, cập nhật thông tin về xuất nhập hàng để hoàn thành tốt công việc quản lý kho, tránh những phát sinh đáng tiếc.

Quản lý và sắp xếp hàng hóa trong kho

Những kho hàng với nhiều sản phẩm, có thể lên tới hàng ngàn loại khác nhau khiến việc quản lý kho trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, mỗi ngày có nhiều lần xuất nhập hàng dẫn tới việc vị trí hàng hoá bị lộn. Khi đó công việc của người quản lý kho lúc này là cần điều phối nhân sự, sắp xếp lại hàng hoá cho gọn gàng, đúng vị trí để có thể kiểm soát hàng hoá một cách dễ dàng hơn.

Theo dõi và giám sát toàn bộ quá trình mua hàng

Việc xuất kho thường xảy ra khá thường xuyên và làm thay đổi số lượng hàng hóa nên quá trình này khá quan trọng và dễ xảy ra sai sót.
Với vai trò là người quản lý kho, bạn sẽ phải chịu trách nghiệm với kho hàng của mình. Do đó, trong suốt quá trình mua bán xuất nhập hàng, cần giám sát chặt chẽ, tránh trường hợp sai sót, không phát hiện kịp thời.

Lập kế hoạch nhập hàng hóa định kỳ

Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ hàng hóa đang có trong kho, một quản lý kho còn phải nắm được lượng hàng hoá đang có trong kho và lên kế hoạch nhập hàng theo kỳ.

Tối ưu nhất, bạn chỉ nhân nhập vừa xuất đủ bằng cách tính toán số lượng thật chi tiết, tránh tình trạng nhập quá nhiều hoặc không đủ hàng trong kho.

Báo cáo biến động của kho hàng

Báo cáo biến động cùng những số liệu của kho hàng là một đầu việc quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ những thống kê từ báo cáo, có thể thể đẩy mạnh những sản phẩm vào từng giai đoạn phù hợp giúp tăng doanh thu.

Quản lý và sắp xếp nhân sự ở bộ phận kho

Một quản lý kho ngoài nắm được thông tin hàng hoá, số liệu mà còn phải quản lý điều phối được nhân sự, con người.
Bạn cần nhìn nhận và đưa ra những đánh giá về nhân sự và đặt nhân sự của mình vào đúng vị trí có thể phát huy được thế mạnh. Từ đó, hiệu quả công việc cũng từ đó được thúc đẩy nhanh hơn.

Những công việc khác

Ngoài ra, còn nhiều công việc khác bạn cần làm tại kho hàng để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn như:
Hỗ trợ cung cấp thêm các thông tin cho các bộ phận khác về tình hình kho hoặc thông tin số lượng sản phẩm, thông tin sản phẩm…
Xử lý những về đề phát sinh bất ngờ trong quá trình vận hành kho…

>>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình quản lý kho chuẩn không cần chỉnh cho các shop bán lẻ

Công việc quản lý kho cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Quản lý kho chiếm vai trò quan trọng trong việc vận hành một doanh nghiệp. Công việc đòi hỏi các ứng viên đáp ứng một số yêu cầu như:

Tiêu chuẩn về kiến thức – kinh nghiệm

Vị trí này, các doanh nghiệp yêu sẽ yêu cầu ứng viên có bằng cấp từ cử nhân trở lên. Một số doanh nghiệp có thể không yêu cầu bằng cấp, nhưng chắc chắn sẽ ưu tiên những ứng viên có bằng cấp hơn.

Ngoài ra, với vị trí quản lý kho – các doanh nghiệp sẽ ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm hơn. Ứng viên cần biết về các nền tảng quản lý kho để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn ban đầu của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn về kỹ năng

Quản lý kho là một công việc không dễ dàng, để đáp ứng được công việc này cần ứng viên có một kỹ năng nhanh nhẹn, dễ thích nghi và tư duy sắp xếp công việc tốt. Đây là một trong những yếu tố và kỹ năng cần có của một người quản lý kho.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải thật sự kỹ tính, cẩn thận và nhanh nhạy, đồng thời có sức khỏe tốt để đảm bảo chất lượng công việc.

Công việc quản lý kho thu nhập có cao không?

Ở công việc nào thì mức thu nhập cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, tùy theo lĩnh vực và tính chất công việc sẽ có mức lương khác nhau.
Vị trí quản lý kho hàng có mức lương dao động từ 10 triệu đến 15 triệu/tháng tuỳ thuộc vào từng khu vực. Để có thể thỏa thuận được một mức lương cao hơn, bạn cần có những kỹ năng, kinh nghiệm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe từ nhà tuyển dụng. Nếu bạn chịu khó học hỏi và trau dồi, mức lương cho vị trí quản lý kho sẽ cải thiện hơn.

Mức lương quản lý kho là bao nhiêu?

Mức lương cho vị trí quản lý kho sẽ khác nhau tuỳ từng công ty mà bạn làm việc, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn bạn có. Tại các công ty, tập đoàn lớn với đòi hỏi khắt khe hơn sẽ trả mức lương cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Trung bình mức lương của quản lý kho sẽ dao động từ 8,2 – 12,3 triệu đồng/tháng.

Kết luận

Thông qua bài viết này, bạn đã biết thêm các thông tin về quản lý kho hàng và những tiêu chuẩn cho vị trí quản lý kho hàng. Việc quản lý kho hiệu quả, quản lý và sắp xếp hàng hóa khoa học. Từ đó, giảm sai sót khi quản lý kho, tiết kiệm thời gian và chi phí và góp phần tăng doanh thu cho cửa hàng, doanh nghiệp.

Xem thêm: 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận