Chắc hẳn nhiều bạn kế toán kho đặc biệt là những bạn mới vào nghề rất quan tâm đến các nguyên tắc tính giá nhập kho của nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ cũng như cách tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ trong các trường hợp cụ thể sẽ như thế nào?

Để giải đáp cho những câu hỏi trên, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Atosa để nắm được những thông tin chi tiết nhé!

Nguyên tắc tính giá nhập kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về hàng tồn kho. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC thì: hàng tồn kho của một doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc bán ra trong một kỳ sản xuất kinh doanh bình thường, bao gồm:

  • Hàng mua đang đi trên đường
  • Nguyên liệu, vật liệu
  • Công cụ, dụng cụ
  • Sản phẩm dở dang
  • Thành phẩm
  • Hàng hóa
  • Hàng gửi bán

 

Cũng theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC thì: cần phải tuân theo những quy định của chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” (chuẩn mực số 2) khi xác định giá gốc của hàng tồn kho

Tính giá nhập kho

Công thức tính giá hàng nhập kho cụ thể như sau:

Giá hàng nhập kho = Giá trị hàng hóa + Chi phí liên quan

Chú ý: Giá hàng nhập kho được tính theo giá thực tế hay còn gọi là giá gốc.

+ Đối với những công ty, doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: thì giá gốc sẽ không bao gồm thuế GTGT.

+ Đối với những công ty, doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (hóa đơn bán hàng thông thường): Thì giá gốc bao gồm cả thuế GTGT.

Cách tính giá hàng nhập kho theo các trường hợp cụ thể

Có nhiều cách tính giá hàng nhập kho, tuỳ thuộc vào vào doanh nghiệp của bạn mà chọn cách tính phù hợp. Sau đây Atosa sẽ đưa ra các trường hợp cụ thể như sau:

2.1 Cách tính giá nhập kho hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu mua trong nước:

Giá nhập kho = Giá trị trên hóa đơn + Chi phí liên quan – Các khoản giảm giá (nếu có).

2.2 Cách tính giá nhập kho hàng nhập khẩu:

Giá nhập kho = Giá hàng mua + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (nếu có) + Chi phí mua liên quan – Các khoản giảm giá (nếu có)

Cần lưu ý giá hàng mua được xác định theo từng trường hợp cụ thể như sau:

*Trường hợp 01: Nếu thanh toán một lần trước khi nhận hàng

Giá hàng mua = Tính theo tỷ giá ngày thanh toán (Theo tỷ giá Ngân hàng mà doanh nghiệp đã mở tài khoản giao dịch)

*Trường hợp 2: Nếu thanh toán 01 lần sau khi nhận hàng

Trường hợp này thì sẽ có hai tỷ giá là: Tỷ giá ngày hàng về và tỷ giá ngày thanh toán, cụ thể như sau:

Giá mua ngày hàng về = Tính theo tỷ giá ngày hôm đó (Theo tỷ giá Ngân hàng mà doanh nghiệp đã mở tài khoản giao dịch)

Giá ngày thanh toán = Tính theo tỷ giá ngày thanh toán (Theo tỷ giá Ngân hàng mà doanh nghiệp đã mở tài khoản giao dịch)

Khoản chênh lệch tỷ giá: Nếu lãi thì cho vào TK 515. Nếu lỗ thì cho vào TK 635.

*Trường hợp 03: Nếu thanh toán nhiều lần trước và sau khi nhận hàng

Trường hợp này sẽ có nhiều tỷ giá từng ngày giao dịch và nhận hàng, cụ thể như sau:

Ngày thanh toán trước: Lấy theo tỷ giá ngày thanh toán

Ngày hàng về: Lấy theo tỷ giá ngày hàng về

Ngày thanh toán nốt phần còn lại: Lấy theo tỷ giá ngày thanh toán nốt

(Tất cả đều theo tỷ giá Ngân hàng mà doanh nghiệp đã mở tài khoản giao dịch. Không lấy tỷ giá trên tờ khai hải quan)

Khoản chênh lệch tỷ giá: Nếu lãi thì cho vào 515. Nếu lỗ thì cho vào 635.

Các chi phí liên quan như: (vận tải, bốc dỡ, lưu kho, chi phí mở thủ tục hải quan…

2.3 Cách tính giá nhập kho thành phẩm:

Thành phẩm được hiểu là những sản phẩm đã được hoàn thiện sau khi đã kết thúc quá trình chế biến. Các thành phẩm do các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công thực hiện và đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật nhập kho.

*Đối với hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất:

Giá nhập = Là giá thực tế sản xuất (giá thành công xưởng)

*Đối với hàng hóa do thuê ngoài gia công chế biến:

Giá nhập = Giá hàng xuất đi gia công + Chi phí gia công, chế biến + Chi phí liên quan

Kết luận

Tính giá hàng nhập kho là một nghiệp vụ quan trọng đối với mỗi kế toán kho. Tính giá hàng nhập kho giúp doanh nghiệp có những thông tin cụ thể để phục vụ cho những chiến lược kinh doanh sau này. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc đã nắm được cách tính giá nhập kho hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm theo từng trường hợp cụ thể.

Xem thêm:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận