Kinh doanh thì ai cũng có thể bắt đầu nhưng kinh doanh thành công thì không chỉ đòi hỏi người chủ có bản lĩnh, tài chính mà còn cả kiến thức để lập ra một kế hoạch kinh doanh chi tiết, đúng định hướng và có tính thực tiễn. Điều này có thể khiến nhiều bạn gặp khó khăn và bỡ ngỡ, vậy chắc chắn bạn không nên bỏ qua những hướng dẫn chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanhAtosa chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Hướng dẫn chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh

Bước 1: Lên ý tưởng kinh doanh

Đây được xem là linh hồn trong công việc kinh doanh của bạn, vì vậy những ý tưởng độc đáo mới mẻ sẽ làm tiền đề cho sự khác biệt giữa cửa hàng của bạn với các cửa hàng khác đã có.

Ý tưởng kinh doanh

Bước 2: Xây dựng mục tiêu

Vạch ra những “đích” đến mà bạn mong muốn chinh phục chắc chắn sẽ giúp bạn đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp và thông minh hơn.

Bước 3: Nghiên cứu, phân tích thị trường

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc phân tích nghiên cứu thật kỹ thị trường sẽ giúp bạn nắm được nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, từ đó lựa chọn kinh doanh sản phẩm và đối tượng khách hàng phù hợp.

Phân tích thị trường

Bước 4: Phân tích mô hình SWOT kinh doanh

Ở bước này, bạn sẽ liệt kê ra những điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức trong sản phẩm, hình ảnh thương hiệu của mình. Qua đó, giúp bạn lập ra một phương án kinh doanh hiệu quả và chính xác hơn.

Bước 5: Xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh

Doanh nghiệp của bạn dù nhỏ hay lớn vẫn sẽ có những giai đoạn cần có sự giúp đỡ và đồng hành của những người đồng nghiệp khác. Vì vậy, hãy xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh phù hợp, có hệ thống phân chia, phân phối giữa các bộ phận để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bước 6: Lập kế hoạch Marketing

Chất lượng sản phẩm của bạn tốt nhưng vẫn sẽ không tiêu thụ được nếu không có ai biết đến sự tồn tại của nó. Vì vậy, hãy lập một kế hoạch Marketing cân đối với chi phí để nhanh chóng đánh vào được tệp khách hàng mục tiêu của bạn nhé.

Lập kế hoạch marketing

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Việc kinh doanh mở rộng đồng nghĩa với việc nhân sự cũng sẽ tăng lên, khi đó bạn cần có kế hoạch quản lý nhân sự hiệu quả để dễ dàng đánh giá năng lực cũng như có chính sách thưởng, phạt phù hợp nhằm khích lệ nhân sự.

Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính

Dòng tiền là yếu tố vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp, việc quản lý dòng tiền chặt chẽ với kế hoạch quản lý tài chính chi tiết sẽ giúp công việc kinh doanh hạn chế rơi vào trường hợp lãi không đủ bù lỗ.

Bước 9: Tiến hành thực hiện kế hoạch

Ở bước này, bạn cần vạch ra những kế hoạch triển khai từng bước và đảm bảo rằng mọi quy trình đều diễn ra đúng với kế hoạch chi tiết bạn đã đề ra. Đừng quên dự trù mọi tình huống xấu có thể phát sinh nhé.

Tại sao phải lên kế hoạch kinh doanh

Thứ nhất, kế hoạch kinh doanh sẽ là nền tảng, trụ cột chính cho công việc kinh doanh của bạn. Một kế hoạch rõ ràng, phù hợp sẽ là giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển theo đúng định hướng.

Thứ hai, một kế hoạch kinh doanh rõ ràng giúp bạn dễ dàng kêu gọi đầu tư và nguồn vốn

Cuối cùng, một bản kế hoạch cụ thể giúp bạn đưa ra những quyết định chiến lược kịp thời và chính xác hơn.

kế hoạch kinh doanh

Cần chuẩn bị những gì khi lập kế hoạch kinh doanh

  • Thông tin số liệu: Mô hình kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, tầm nhìn sứ mệnh, thông tin về doanh nghiệp (địa chỉ, email, số điện thoại…), tài chính, quản trị rủi ro…
  • Các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp: Logo và bộ nhận diện thương hiệu, các tài liệu kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ hay tài liệu phân tích ngành, đối thủ cạnh tranh…
  • Đối tượng thực hiện: Người thực hiện kế hoạch có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp hay kết hợp giữa các bộ phận có chuyên môn khác nhau.

 

Những nguyên tắc cần nhớ khi lập kế hoạch kinh doanh

Trình bày ngắn gọn, súc tích

Kế hoạch kinh doanh cần rõ ràng, dễ hiểu để người đọc cũng như các nhà đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt và hệ thống ý tưởng cũng như mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu

Một bản kế hoạch có thể gửi đến các nhà đầu tư, đối tác, sếp, nhân viên hoặc khách hàng… Không phải ai cũng sẽ hiểu hết các thuật ngữ, danh từ riêng hay từ ngữ viết tắt. Vì vậy, hãy hạn chế các từ chuyên ngành hoặc nếu có hãy có thêm một phần giải thích.

Không nên lo lắng khi lập phương án kinh doanh

Bắt đầu bằng kế hoạch sơ bộ trước để bạn có thể dần dần xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

6 đề mục bắt buộc có trong một bản kế hoạch kinh doanh

  • Tóm tắt bản kế hoạch
  • Mô tả doanh nghiệp: Lịch sự hình thành, loại hình kinh doanh, thành tựu, cơ sở vật chất… nên được liệt kê khái quát
  • Thông tin về sản phẩm và dịch vụ: Đặc điểm, tính chất của doanh nghiệp.
  • Phân tích thị trường: Đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và khách hàng trọng tâm.
  • Báo cáo về nhân lực, Marketing và tài chính: Sơ đồ tổ chức các phòng ban, các chiến lược marketing, phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp…
  • Tài liệu đính kèm: Bảng luân chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, giấy phép kinh doanh (cũng như các chứng chỉ đi kèm)…

 

Những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh

  • Phác thảo ý tưởng kinh doanh cơ bản
  • Lên ý tưởng kinh doanh cụ thể
  • Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
  • Chiêu mộ những người có năng lực, cùng chí hướng để đồng hành
  • Kiểm soát kỹ tài chính
  • Tập trung vào hoạt động kinh doanh

 

Ví dụ về lập kế hoạch kinh doanh

Nếu bạn đang muốn mở một quán ăn thì chắc chắn không nên bỏ qua ví dụ những đầu mục bạn cần quan tâm khi lập kế hoạch kinh doanh dưới đây

STT Đầu mục Triển khai 
1 Mô tả quán và mục tiêu – Tên quán

– Vị trí

– Hình thức kinh doanh

– Diện tích

– Thiết kế nội thất

– Số lượng nhân viên

– Giờ làm việc

– Mục tiêu của quán (doanh số,…)

2 Sản phẩm và dịch vụ – Sản phẩm và giá cả

– Các hình thức dịch vụ (VIP, thường, mang về,…)

3 Chiến lược truyền thông – Khai trương (phát tờ rơi, đăng bài fanpage,…)

– Chương trình khuyến mãi

4 Dự trù chi phí – Chi phí mặt bằng

– Nhân công

– Nguyên liệu

– Đồ gia dụng 

– Thiết bị nhà bếp

– Các thiết bị cần thiết cho quán (đèn, điều hoà, wifi, TV,…)

– Quảng cáo

– Chi phí phát sinh

5 Doanh thu và lợi nhuận ước tính
6 Các chi phí trả mỗi tháng – Chi phí cố định

– Chi phí có thể phát sinh

7 Kế hoạch quản lý nhân sự – Chủ quán

– Đầu bếp

– Phụ bếp

– Phục vụ

– Thu ngân

Mẫu kế hoạch kinh doanh mà bạn nên tham khảo

Phần 1: Tóm tắt điều hành

Trình bày sứ mệnh của công ty.

Mô tả sản phẩm và / hoặc dịch vụ của công ty.

Đưa ra bản tóm tắt về thị trường mục tiêu và nhân khẩu học của nó.

Tóm tắt sự cạnh tranh trong ngành và cách thức công ty sẽ chiếm được thị phần sẵn có.

Đưa ra bản tóm tắt về kế hoạch hoạt động, chẳng hạn như yêu cầu về hàng tồn kho, văn phòng và lao động, và thiết bị.

Phần 2: Tổng quan ngành

Mô tả vị trí của công ty trong ngành.

Mô tả sự cạnh tranh hiện có và những người chơi chính trong ngành.

Cung cấp thông tin về ngành mà doanh nghiệp sẽ hoạt động, doanh thu ước tính, xu hướng của ngành, ảnh hưởng của chính phủ, cũng như nhân khẩu học của thị trường mục tiêu.

Phần 3: Phân tích thị trường và cạnh tranh

Xác định thị trường mục tiêu của bạn, nhu cầu của họ và vị trí địa lý của họ.

Mô tả quy mô của thị trường, các đơn vị sản phẩm của công ty mà khách hàng tiềm năng có thể mua và những thay đổi của thị trường có thể xảy ra do những thay đổi kinh tế tổng thể.

Cung cấp cái nhìn tổng quan về khối lượng bán hàng ước tính so với những gì đối thủ cạnh tranh bán.

Đưa ra kế hoạch về cách công ty có kế hoạch chống lại sự cạnh tranh hiện có để giành và giữ thị phần.

Phần 4: Kế hoạch Bán hàng và Tiếp thị

Mô tả các sản phẩm mà công ty sẽ cung cấp để bán và đề xuất bán hàng độc đáo của nó.

Liệt kê các nền tảng quảng cáo khác nhau mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đưa thông điệp của mình đến khách hàng.

Mô tả cách doanh nghiệp lên kế hoạch định giá sản phẩm của mình theo cách cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận.
Cung cấp thông tin chi tiết về cách sản phẩm của công ty sẽ được phân phối đến thị trường mục tiêu và phương thức vận chuyển.

Phần 5: Kế hoạch quản lý

Mô tả cơ cấu tổ chức của công ty.

Liệt kê các chủ sở hữu của công ty và tỷ lệ sở hữu của họ.

Liệt kê các giám đốc điều hành chính, vai trò của họ và thù lao.

Liệt kê bất kỳ chuyên gia bên trong và bên ngoài nào mà công ty dự định thuê và cách họ sẽ được trả công.

Bao gồm danh sách các thành viên của ban cố vấn, nếu có.

Phần 6: Kế hoạch hoạt động

Mô tả vị trí của doanh nghiệp, bao gồm các yêu cầu về văn phòng và kho hàng.

Mô tả yêu cầu lao động của công ty. Vạch ra số lượng nhân viên mà công ty cần, vai trò của họ, đào tạo kỹ năng cần thiết và nhiệm kỳ của nhân viên (toàn thời gian hoặc bán thời gian).

Mô tả quy trình sản xuất và thời gian cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

Mô tả các yêu cầu về thiết bị và máy móc, và nếu công ty sẽ thuê hoặc mua thiết bị và máy móc, và các chi phí liên quan mà công ty ước tính sẽ phải chịu.

Cung cấp danh sách các yêu cầu về nguyên liệu thô, nguồn gốc của chúng và các nhà cung cấp chính sẽ cung cấp các nguyên liệu đầu vào cần thiết.

Phần 7: Kế hoạch tài chính

Mô tả các dự báo tài chính của công ty, bằng cách bao gồm báo cáo thu nhập dự kiến, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến ​​và dự báo bảng cân đối kế toán.

Phần 8: Phụ lục và Vật chứng

Báo giá cho thuê xây dựng và máy móc

Kế hoạch văn phòng và kho đề xuất

Nghiên cứu thị trường và tóm tắt về thị trường mục tiêu

Thông tin tín dụng của chủ sở hữu

Danh sách sản phẩm và / hoặc dịch vụ

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn chi tiết các bước lập kế hoạch kinh doanh mới nhất năm 2023 mà Atosa đã chia sẻ đến bạn!

Xem thêm: 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận